6 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng từ 2025, người dân cần lưu ý
Việc sử dụng thẻ BHYT không đúng quy định sẽ không chỉ gây thiệt hại cho Quỹ BHYT mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi của những người tham gia BHYT hợp pháp.
3 trường hợp thẻ BHYT không có giá trị sử dụng
Theo Khoản 4, Điều 16 của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, thẻ BHYT sẽ không có giá trị sử dụng trong những trường hợp sau:
a) Tất cả những trường hợp thẻ đã hết thời hạn sử dụng;
b) Tất cả trường hợp thẻ bị sửa chữa, tẩy xóa;
c) Tất cả những trường hợp người có tên trong thẻ không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu thẻ BHYT bị sửa chữa, tẩy xóa thông tin hoặc không được gia hạn khi hết hạn, thẻ sẽ không còn giá trị sử dụng. Vì vậy, khi đi khám chữa bệnh, người dân sẽ không được Quỹ BHYT hỗ trợ chi phí mà phải tự thanh toán toàn bộ.
Trước đây, việc sửa chữa hoặc tẩy xóa thông tin trên thẻ BHYT có thể bị phạt tiền lên đến 2 triệu đồng theo Điều 65, Nghị định 176/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, kể từ khi Nghị định 117/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2020, hành vi này không còn bị xử phạt. Mặc dù vậy, người tham gia BHYT sẽ không được hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm nếu thẻ bị sửa chữa hoặc không hợp lệ.
Để đảm bảo quyền lợi khám chữa bệnh, người dân cần duy trì thẻ BHYT hợp lệ và gia hạn thẻ khi hết hạn. Trong trường hợp thẻ bị sửa chữa hoặc tẩy xóa thông tin, người dân cần thực hiện thủ tục đổi thẻ tại cơ quan Bảo hiểm xã hội.
3 trường hợp thẻ BHYT bị thu hồi
a) Tất cả những trường hợp có sự gian lận trong việc cấp thẻ bảo hiểm y tế;
b) Tất cả trường hợp người có tên trong thẻ bảo hiểm y tế không tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế;
c) Tất cả những trường hợp có sự cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế.
Mức xử phạt khi gian lận thẻ BHYT
Khi người tham gia BHYT sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh, thẻ BHYT của họ sẽ bị tạm giữ. Trong trường hợp này, người sở hữu thẻ phải đến cơ quan có thẩm quyền để nhận lại thẻ và nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 84, Nghị định số 117/2020/NĐ-CP, hành vi gian lận thẻ BHYT trong việc sử dụng thẻ của người khác để khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt có thể được quy định cụ thể tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
Điều 84 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh:
1. Phạt tiền đối với hành vi cho người khác mượn thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám bệnh, chữa bệnh theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm nhưng chưa làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp vi phạm làm thiệt hại đến quỹ bảo hiểm y tế.
Buộc hoàn trả số tiền đã vi phạm vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế (nếu có) đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Như vậy, thẻ BHYT sẽ bị thu hồi hoặc tạm giữ trong trường hợp người tham gia sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh. Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
>> Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung quy định về BHYT, tăng quyền lợi cho bệnh nhân ung thư