8 kiểu cha mẹ “độc hại” khiến trẻ tổn thương tâm lý nhưng lầm tưởng đó là tốt cho con
Dạy trẻ sai cách có thể khiến trẻ cảm thấy không được yêu thương, khi lớn dễ mắc các vấn đề tâm lý và bị tự ti về bản thân.
1. Phải biết sợ cha mẹ nhưng lại muốn con yêu mình
Đối với cha mẹ có tính cách độc hại, một cuộc “tấn công” về tâm lý là một phương thức để thể hiện tình yêu và tạo sự chú ý. Trong những gia đình như vậy, các em nhỏ thường phải đoán biết tâm trạng của cha mẹ qua những dấu hiệu như tiếng chìa khóa rơi hay tiếng bước chân.
Những đứa trẻ trong tình huống như thế thường sống trong sự lo lắng và sợ hãi. Những cha mẹ có kiểu hành vi độc hại thường cảm thấy bị tổn thương khi những hành động tử tế, yêu thương của họ bị nghi ngờ. Họ thường diễn đạt sự bực tức bằng cách nói: "Cha mẹ đã làm tất cả mọi thứ vì con mà con lại cứ cư xử như thế".
2. Cha mẹ trì đổ trách nhiệm của người lớn lên con nhưng không lắng nghe ý kiến của con
Trong tình huống này, cha mẹ ép con phải chịu trách nhiệm vốn không thuộc về đứa trẻ ấy.
Ví dụ, một người mẹ có thể nói về người cha luôn say rượu trong gia đình theo hướng tiêu cực, như "Vì con không ngoan nên cha mới uống để giải sầu" hay “Vì con nên cha/mẹ mới phải sống khổ cực như thế này”.
Hoặc con cái bị kéo vào mâu thuẫn của cha mẹ, buộc phải nghe lời phàn nàn về người kia theo hướng tiêu cực. Bị buộc phải đóng vai trò người lắng nghe, giúp đỡ, tư vấn và chịu đựng, nhưng thực sự con cái không có quyền bày tỏ ý kiến của mình trong những trường hợp như thế. Điều này chỉ làm tăng thêm áp lực tâm lý cho con cái mà không giải quyết được mâu thuẫn của người lớn.
3. Cha mẹ kỳ vọng con là người giỏi nhất nhưng coi thành tích là điều bắt buộc
Nhiều cha mẹ mong muốn con đạt thành tích cao nhất, nhưng lại coi những thành tích mà trẻ cố gắng là điều hiển nhiên. Những bình luận chê bai có thể làm tổn thương tâm lý của trẻ vì chúng làm cho trẻ tin rằng bản thân mình là nỗi thất vọng của cha mẹ.
4. Cha mẹ muốn con cái chia sẻ nhưng thường mỉa mai chúng
Cha mẹ độc hại ép con phải chia sẻ tất cả mọi thứ một cách chân thành và đôi khi làm chúng cảm thấy tội lỗi nếu chúng không muốn chia sẻ. Sau đó chính những điều mà con chia sẻ lại trở thành “vũ khí” để cha mẹ làm tổn thương con. Có 2 trường hợp có thể xảy ra:
- Người thân, hàng xóm và những người xung quanh đều biết về những điều con cái đã chia sẻ với cha mẹ. Và cha mẹ thực sự không thấy có gì sai về điều đó.
- Cha mẹ tận dụng thông tin con cái chia sẻ để trách mắng hoặc thêm vào những lời nhận xét mỉa mai.
5. Cha mẹ thường xuyên nhắc đến lỗi lầm của con để dễ dàng kiểm soát hơn
Cha mẹ thường cố gắng giảm tự tin của con cái để dễ dàng kiểm soát hơn. Họ sẽ chỉ tập trung vào những thất bại và lỗi lầm của con, thậm chí có những nhận xét mang tính tổn thương.
Thường thì ngoại hình của con là mục tiêu chủ yếu để chê bai và bất kỳ sai sót nào của con cũng trở thành điểm để nói xấu. Ví dụ, khi mua quần áo, họ có thể chê con không hợp với kiểu trang phục nào vì con quá mập. Khi con thể hiện mong muốn giảm cân hoặc ăn kiêng, cha mẹ lại chỉ trích con là "chỉ biết làm những chuyện vô nghĩa".
Cha mẹ kiểu này không ngừng tạo ra môi trường tiêu cực, làm cho con cảm thấy tự ti và thấp kém. Họ không muốn con thử thách bản thân, không muốn con thể hiện ý chí mạnh mẽ. Đối với họ, những đứa con có ý kiến riêng và ý chí là những đứa phản nghịch, không biết nghe lời cha mẹ.
6. Cha mẹ muốn con thành công nhưng không giúp đỡ
Mặc dù mong muốn con thành công, nhưng cha mẹ độc hại lại không quan tâm đến hành trình con sẽ đi qua. Họ chỉ quan tâm đến thành tựu của con vì đó không khác gì là “món trang sức” mà họ có thể khoe khoang.
7. Luôn phải làm theo lời cha mẹ, nhưng nếu có sai sót thì là lỗi của con
Trong trường hợp này, cha mẹ đối xử với con như một món đồ: họ lên kế hoạch cụ thể và bắt con phải tuân thủ theo. Họ không quan tâm đến hậu quả của việc kiểm soát hoàn toàn con cái nhưng nếu có lỗi lầm, họ thường không chịu trách nhiệm và đổ lỗi cho con đã làm không tốt.
8. Muốn con tin tưởng cha mẹ nhưng luôn can thiệp vào cuộc sống của con
Những bậc phụ huynh này thường không tôn trọng quyền riêng tư của con. Nếu con cái cố gắng tạo ra không gian và lãnh thổ cá nhân, những cha mẹ này sẽ trách mắng con là không tin tưởng họ.
Con thường xuyên phải đối mặt với những câu hỏi như "Tại sao con lại đổ tiền vào cái thứ rác đó?", “Tại sao con lại thích môn học vô bổ đó?”. Những người phụ huynh này thiếu sự tôn trọng đối với cuộc sống và sự quyết định cá nhân của con.
*Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.