Ác mộng tuổi xế chiều ở Mỹ: Lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực “cho đến chết”

28-04-2024 13:23|Vũ Bấc

Không tiền tiết kiệm, không khoản dự phòng, những người sinh ra trong khoảng 1959-1964 ở Mỹ đang chuẩn bị cho tương lai đến tuổi hưu nhưng không được nghỉ.

Bà Diane Senffner, 63 tuổi, một người thuộc thế hệ “Bùng nổ dân số” (Baby Boomer) ở Mỹ gần như tuyệt vọng khi nghĩ đến “nghỉ hưu”.

Trước năm 2019 và đại dịch bùng nổ, bà Senffner sở hữu một doanh nghiệp nhỏ tập trung vào giáo dục và phát triển. Công việc kinh doanh ấy vừa đủ cho bà trang trải những chi phí sinh hoạt thường ngày và những khoản phát sinh khác.

Nhưng khi đại dịch ập đến, bà buộc phải đóng cửa doanh nghiệp và không tìm được nguồn thu nhập thay thế nào trong khoảng hai năm. Điều này buộc bà phải rút khoản tiền tiết kiệm 401.000 USD của mình để trang trải cuộc sống vì lương hưu của chồng không đủ để chu cấp cho cả 2 người.

Hưu trí bấp bênh ở Mỹ: Hỗ trợ lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực để mưu sinh
Giờ đây, khoản tiết kiệm đã không còn, dự định nghỉ hưu trong vòng 2 năm nữa của vợ chồng bà Senffner tan thành mây khói

Công việc của bà Seffner trả lương theo hợp đồng và chỉ vừa đủ trang trải các chi phí, không dành ra được đồng nào. Bà tâm sự: "Tôi đã cố gắng làm rất tốt, nhưng thật chán nản vì tôi không biết sẽ phải làm việc đến bao giờ và chuyện gì sẽ xảy ra khi nghỉ hưu. Tôi và chồng tôi đều còn một năm rưỡi nữa là đến tuổi nghỉ hưu, nhưng tôi nghĩ, với tình hình bây giờ, có lẽ tôi sẽ phải làm việc cật lực cho đến lúc chết."

Câu chuyện an sinh xã hội của nước Mỹ

Vợ chồng bà Senffner chỉ là một trong hơn 30 triệu người Mỹ thuộc thế hệ “Bùng nổ dân số đỉnh cao” (Peak boomers), sinh ra trong khoảng 1959 - 1964, đang chuẩn bị bước vào độ tuổi nghỉ hưu.

Phân nửa trong số hơn 30 triệu người này chỉ sở hữu tổng tài sản từ 250.000 USD trở xuống, điều này có thể buộc họ phải dốc cạn tiền tiết kiệm nếu có bất trắc về tài chính xảy ra, và phải dựa vào an sinh xã hội để duy trì cuộc sống khi nghỉ hưu.

Tuy nhiên, bà Senffner chia sẻ, khoản tiền 1.800 USD/tháng từ chương trình An sinh xã hội (Social Security) của chính phủ sẽ không đủ để trang trải tiền thuê nhà, nhu yếu phẩm và chi phí y tế. Bà Senffner tính toán rằng một người cần ít nhất 4.000 USD/ tháng. Những người cao tuổi như vợ chồng bà sẽ phải làm thêm ngay cả khi nghỉ hưu để bù vào chỗ thiếu và trang trải cuộc sống hàng ngày.

Theo Khảo sát dân số hiện tại của Cục điều tra dân số, chỉ hơn một nửa số người Mỹ trên 65 tuổi có thu nhập hàng năm từ 30.000 USD trở xuống, họ sống nhờ vào chương trình An sinh xã hội không bị cắt giảm. Việc quỹ An sinh xã hội của Mỹ được dự báo là sẽ cạn kiệt vào cuối những năm 2030, trừ khi được Quốc hội can thiệp, đã khiến bà Senffner "cực kỳ lo lắng" về tương lai của mình.

Hưu trí bấp bênh ở Mỹ: Hỗ trợ lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực để mưu sinh
Người Mỹ biểu tình phản đối việc cắt giảm Quỹ An sinh xã hội

Một doanh nhân có kinh nghiệm như bà Senffner ít ra sẽ tính được phương án kinh doanh khác và những chi phí phải trả như: phí điện nước, internet, thuê văn phòng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Còn hàng triệu người lao động nước Mỹ đang phải đối diện với tương lai bấp bênh, không đủ sống, không có công việc phù hợp khi đến tuổi hưu trí và sống nhờ vào đồng tiền trợ cấp sẽ bị cắt giảm sau năm 2030.

Mặc dù bà Senffner có nhiều năm kinh nghiệm nhưng tìm được công việc toàn thời gian phù hợp vẫn là một thử thách khó khăn với bà. Những công việc tốt thì lại xu hướng đòi hỏi thể chất nhiều hơn, chẳng hạn như làm việc tại một cửa hàng tạp hóa, phải đứng và đi lại trong nhiều giờ - một điều quá sức với những người cao tuổi.

Hưu trí bấp bênh ở Mỹ: Hỗ trợ lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực để mưu sinh
Cơ hội làm việc bị hạn chế nhiều so với người trẻ, thế hệ 5x, 6x ở Mỹ đang lo lắng cho vấn đề tài chính khi nghỉ hưu

Bên cạnh đó, những cuộc khảo sát cũng chỉ ra xu hướng thích tuyển người trẻ của các nhà tuyển dụng. Sự phân biệt tuổi tác trong lực lượng lao động, điều tất yếu nếu theo đuổi lợi nhuận, dường như muốn gạt những người cao tuổi ra khỏi những cơ hội kiếm thêm thu nhập mong manh ở tuổi hưu trí.

Kết lại, nước Mỹ đang quay cuồng trong nhiều nhiệm vụ: lãnh đạo thế giới trong các vấn đề an ninh, chỉ báo tiên phong của nền kinh tế, hay là trung tâm quyền lực mềm. Nhưng vấn đề cơ bản nhất là đảm bảo cuộc sống yên ổn cho một bộ phận lớn người dân lại chưa có lời giải đáp. Nhiều người như bà Senffner vẫn chỉ có một mong muốn đơn giản là “các quốc gia khác có thể quan tâm, hỗ trợ cho những người già cả. Đất nước của chúng ta cũng cần làm vậy”.

>>Thảm cảnh của những 'người khốn khổ' chiếm tới 1/3 số hộ gia đình Mỹ: Không đủ tiền để sống qua ngày, lúc nào cũng nhẵn túi nhưng lại không đủ nghèo để nhận trợ cấp

Mỹ 'tự bắn vào chân mình': Tung dự luật mới để tấn công vào các hãng dược Trung Quốc nhưng lại khiến chi phí y tế tăng vọt, người dân điêu đứng

'Nỗi buồn' Gen Z Trung Quốc: Ở nền kinh tế thứ 2 thế giới nhưng tiền ăn phải tính sao không quá 350 nghìn, 'quà vặt' cũng phải chờ giảm giá mới mua

Thảm cảnh của Gen Z nước Mỹ: Lương cao nhưng không đủ sống, phải thốt lên 'giấc mơ Mỹ đã chết!"

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/ac-mong-tuoi-xe-chieu-o-my-luong-huu-khong-du-song-nguoi-gia-van-phai-lam-viec-cat-luc-cho-den-chet-232771.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Ác mộng tuổi xế chiều ở Mỹ: Lương hưu không đủ sống, người già vẫn phải làm việc cật lực “cho đến chết”
POWERED BY ONECMS & INTECH