Baemin rút lui khỏi thị trường Việt Nam?
Hiện Baemin Việt Nam đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh.
Theo Tech in Asia, trong một email gửi tới nhân viên, bà Cao Thị Ngọc Loan, Giám đốc điều hành tạm thời của Baemin, cho biết: "Quyết định rút lui khỏi hoạt động của chúng tôi tại Việt Nam không phải là một quyết định được xem nhẹ”. Ông Jinwoo Song từ chức CEO hồi giữa tháng 9, ngay sau đó bà Loan được bổ nhiệm tạm thời đảm nhận chức vụ CEO của Baemin.
“Thật không may, quyết định này đã được đẩy nhanh bởi môi trường giao đồ ăn đầy thách thức ở Việt Nam, đặc trưng bởi tính khuyến khích cao, bị thúc đẩy bởi sự cạnh tranh gay gắt và kỳ vọng cao của người tiêu dùng”, email nêu thêm.
Không rõ có bao nhiêu nhân viên ở Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng bởi đợt cắt giảm việc làm. Hiện công ty đã ngừng hoạt động tại một số địa phương như Thái Nguyên, Hội An và Bắc Ninh.
Đáng chú ý, tin tức này xuất hiện chỉ một ngày sau khi Foodpanda, một thương hiệu khác thuộc Delivery Hero, công bố quyết định giảm số lượng nhân viên trên khắp các thị trường châu Á-Thái Bình Dương. Delivery Hero đã xác nhận rằng họ đang đàm phán để bán Foodpanda tại một số thị trường Đông Nam Á. Động thái thu hẹp quy mô của Baemin Việt Nam được hiểu là một bước hướng tới việc rút lui hoàn toàn khỏi đất nước.
Niklas Östberg, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành của Delivery Hero, nói với Reuters vào tháng 8 rằng triển vọng của công ty ông đối với châu Á là tích cực, ngoại trừ ở Việt Nam, nơi họ cho rằng hoạt động kinh doanh này “không bao giờ có lãi”.
Ngày 10/6/2019, ứng dụng đặt đồ ăn hàng đầu tại Hàn Quốc “BAEMIN”, viết tắt của cụm từ Baedal Minjeok, vừa chính thức gia nhập thị trường sôi động Việt Nam, sau khi thâu tóm Vietnammm.com. Ứng dụng này gia nhập thị trường Việt với mong muốn giới thiệu những nét văn hóa, bản sắc cũng như công nghệ đặc trưng của xứ sở Kim Chi đến với quốc gia Đông Nam Á.
Baemin gia nhập thị trường giao đồ ăn Việt Nam sau khi thâu tóm Vietnammm.com. Khi gia nhập thị trường Việt, Baemin cạnh tranh với các nền tảng như Grab, Gojek và ShopperFood trong lĩnh vực giao đồ ăn. Tuy nhiên Baemin Việt Nam chỉ cung cấp dịch vụ giao đồ ăn, trong khi các nền tảng khác cung cấp nhiều dịch vụ như đặt xe, giao vận hàng hóa ...
Theo Momentum Works, Baemin nắm giữ 12% thị phần vào năm 2022, thấp hơn đáng kể so với 45% của Grab và 41% của ShopeeFood. Rõ ràng, trong lĩnh vực này, Baemin đang gặp khá nhiều thách thức trong việc mở rộng thị phần và tăng trưởng người dùng.
Rút lui khỏi thị trường Việt Nam, Gojek và Baemin để lại nhiều bài học cho các hãng giao đồ ăn
Baemin rút khỏi thị trường, doanh nghiệp Việt tăng tốc chiếm thị phần