Bất ngờ phát hiện con đường 7.000 năm tuổi ‘ngủ vùi’ dưới đáy đại dương bằng hình ảnh vệ tinh

21-05-2024 14:32|Thùy Dung

Với độ rộng khoảng 4m nằm ở độ sâu từ 4-5m so với mực nước biển, con đường đã được phát hiện khi một nhà khoa học quan sát hình ảnh vệ tinh.

Theo thông tin từ Đại học Zadar (TP. Zadar, Croatia), con đường được phát hiện là khảo cổ ở di chỉ thời Đồ đá mới Soline chìm dưới nước, có niên đại vào khoảng năm 5000 TCN. Con đường nằm gần làng Soline, trên đảo Korcula giữa biển Adriatic của Croatia.

Địa điểm cổ đại Soline được nhà khảo cổ học Mate Parica thuộc Đại học Zadar ở Croatia phát hiện vào năm 2021 khi ông đang phân tích các hình ảnh vệ tinh về vùng nước xung quanh hòn đảo Korcula. Nghiên cứu được thực hiện giữa các chuyên gia từ Bảo tàng Dubrovnik, Bảo tàng thành phố Kastela, Đại học Zadar, Bảo tàng thành phố Korcula, sự hỗ trợ của các nhiếp ảnh gia và thợ lặn.

Thợ lặn khám phá con đường 7.000 năm tuổi chìm dưới đáy đại dương xung quanh hòn đảo Korcula (Croatia)

Trước đó, cũng tại khu vực này, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy nhiều cổ vật như đồ tạo tác, bao gồm đồ gốm, công cụ, xác động vật và các loài thực vật. Con đường được xác định là tuyến giao thông kết nối khu định cư tiền sử của nền văn minh Hva (năm 5000 - 2500 TCN) với ven bờ đảo Korcula, Ancient Origins.

Ông Mata Parica - trưởng nhóm nghiên cứu từ Đại học Zadar cho biết ông và cộng sự lần đầu tiên nhận dạng những phiến đá xếp đè lên nhau cẩn thận, tạo thành đoạn nối rộng chừng 4m. Với nhiều phương pháp thăm dò hiện đại, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy nhiều dấu tích về con đường dưới lòng đại dương này.

Nhóm nghiên cứu cho rằng, con đường có thể được xây vào cách đây 4.900 – 3.900 TCN. Vào khoảng năm 5000 TCN, khu vực ngày nay là Croatia từng là nơi ở của nhiều nền văn minh từng sinh sống như: Starčevo, Vinča và Danilo- Kosovo. Tuy nhiên, ở các cuộc khai quật trước đây, họ chỉ tìm thấy gốm của nền văn minh Hvar và nhiều đồ thủ công khác. Vậy nên, nhóm khảo cổ cho rằng họ chính là những người xây đường.

Bên cạnh con đường cổ đại, ở độ sâu vài mét, đoàn thợ lặn tìm thấy lưỡi kiếm, rìu đá và cối giã đều là đồ dùng do một số nông dân đầu tiên ở Croatia để lại. Tuy nhiên, do quá trình dâng của nước biển đã khiến những di chỉ này dần bị nhấn chìm ở độ sâu từ 4-5m.

Trước đó, nhiều phát hiện khảo cổ, hài cốt, đồ tạo tác, mô hình tính toán các kiểu di truyền và những nguồn khác như pho-mát Croatia 7.200 năm tuổi đã góp phần làm tăng kiến thức của mọi người về thời kỳ đồ đá mới.

Vì vậy, việc phát hiện con đường dưới đáy biển được đánh giá là khám phá có giá trị to lớn cho các nhà khảo cổ học. Nó cho thấy cách tổ tiên của loài người thích nghi với từng môi trường khác nhau và xây dựng những con đường giữa các khu vực này.

Một phần bờ biển của đảo Korcula (Croatia)

Một phần bờ biển của đảo Korcula (Croatia)

Con đường cổ đại cũng không phải là bí mật duy nhất ở đảo Korcula. Bởi, nhóm nghiên cứu còn phát hiện cả một khu định cư dưới nước khác ở ngay phía đối diện của hòn đảo, rất giống với Soline cùng một số vật dụng tạo tác trong thời kỳ đồ đá.

"Các hiện vật thời kỳ đồ đá mới như lưỡi kiếm màu kem, rìu bằng đá và những mảnh vật hiến tế đã được tìm thấy tại địa điểm này", Đại học Zadar thông tin. Khu định cư được phát hiện có nhiều điểm tương đồng so với khu định cư Soline. Điều này càng chứng tỏ mối quan hệ mật thiết của những khu định cư này với với nền văn hóa Hvar.

>> Phát hiện chiếc tủ lạnh 2.500 năm tuổi được chế tạo 100% bằng đồng, độc đáo đến mức công nghệ hiện đại không ‘đạo nhái’

Quốc gia rộng gấp gần 7 lần Việt Nam xây con đường thẳng xuyên sa mạc dài nhất thế giới

Cận cảnh con đường dài chưa đến nửa cây số nhưng quy tụ toàn dinh thự khủng của đại gia, được mệnh danh là 'đường ven biển đắt nhất thế giới'

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/bat-ngo-phat-hien-con-duong-7000-nam-tuoi-ngu-vui-duoi-day-dai-duong-bang-hinh-anh-ve-tinh-d123057.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Bất ngờ phát hiện con đường 7.000 năm tuổi ‘ngủ vùi’ dưới đáy đại dương bằng hình ảnh vệ tinh
POWERED BY ONECMS & INTECH