Sống

Bên trong đường hầm bọc thép chống bom ở Việt Nam dài gần 73m, chống chịu được 2.500kg bom, chứa cả nhà bếp được trang bị theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao

Nhật Linh 26/09/2023 12:00

Hệ thống hầm bọc thép kiên cố nằm trong dinh Độc Lập (quận 1, TP.HCM) nay được mở cửa cho du khách tham quan.

Là một di tích lịch sử, Dinh Độc Lập từng chứng kiến nhiều biến cố chính trị. Công trình này do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, người Việt Nam đầu tiên đoạt giải Khôi nguyên La Mã thiết kế.

Công trình này là một hệ thống hầm kiên cố. Hầm dài 72,5 m, rộng 0,8 - 22,5m và sâu 0,6 - 2,5m. Các phòng tại đây liên kết nhau bằng lối nhỏ đúc bê tông, tường bọc thép 5 mm và trang bị hệ thống thông gió.

hầm 1
h2

"Địa đạo" này chia thành hai khu vực. Trong đó, Khu vực 1 sâu 0,6m, sức chịu bom là 500 kg. Đây là trung tâm điều hành gồm ban tham mưu tác chiến với nhiều tấm bản đồ, điều chỉnh công điện, đài phát thanh dự phòng, các phòng thông tin liên lạc, nghỉ ngơi hay trực chiến của tổng thống.

h3

Khu vực thông tin liên lạc có nhiều phòng nhỏ khác, là nơi nhận, chuyển, mã hóa các công điện, thay thế đài phát thanh trên mặt đất khi có chiến sự xảy ra. Trước đây nơi này có 41 nhân viên trực, trong đó có 21 điện báo viên, 6 nhân viên. Bộ phận này có nhiệm vụ đảm bảo thông tin xuyên suốt với các chiến trường, các lực lượng và Đại sứ quán.

h4

Riêng phòng tham mưu tác chiến là nơi thu nhận tin tức quân sự từ bốn vùng chiến thuật. Thông qua hệ thống bản đồ tác chiến, bộ phận tham mưu cập nhật, theo dõi và đề xuất triển khai các kế hoạch hoạt động quân sự.

Khu vực 2 là hầm trú ẩn, sâu 2,5 m, tường đúc bê tông 1,6 m với sức chịu bom là 2.000 kg. Trong trường hợp khẩn cấp, tổng thống sẽ xuống đây bằng thang bộ nối từ phòng làm việc ở tầng 2.

Empty

Bên trong đường hầm còn lưu lại được nhiều hiện vật từng được sử dụng hoặc sản xuất cùng thời kỳ đó. Ở phía cuối đường hầm là phòng bếp, nơi phục vụ các tiệc chiêu đãi trọng thể trong Dinh Độc Lập như lễ Quốc khánh, Lễ tuyên thệ nhận chức, hay chiêu đãi các nguyên thủ quốc gia. Bếp được trang bị theo tiêu chuẩn như bếp của các khách sạn 5 sao lúc đó. Toàn bộ thiết bị đều bằng i-nox sản xuất tại Nhật.

h6

Ngày nay, một số khu vực vẫn chưa được phép tham quan. Nhiều lối đi được chặn lại và có biển báo cấm vào. Các lối đi được thiết kế không quá lớn, nhưng vẫn đủ cho hai người di chuyển qua lại. Ngày nay, hầm được trang bị thêm đèn, quạt để phục vụ khách tham quan.

h7

Dinh Độc Lập được xếp hạng di tích quốc gia năm 1976, là địa điểm diễn ra nhiều sự kiện trọng đại lịch sử. Tiền thân đây là Dinh Norodom xây dựng năm 1868-1871. Sau hiệp định Geneve 1954, chính quyền Sài Gòn tiếp quản và đổi tên thành Dinh Độc Lập.

Cận cảnh nhà ga quốc tế đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được xếp hạng 4 sao, rộng 21.000 m2, có cả phòng cầu nguyện

Huy động 14 triệu công nhân cùng 2.900 tấn thuốc nổ và 168.000 tấn sắt, thành công xây dựng hầm đường sắt xuyên biển dài nhất thế giới ở độ sâu 240m với 23,3km đường ray nằm dưới lòng đại dương

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ben-trong-duong-ham-boc-thep-chong-bom-o-viet-nam-dai-gan-73m-chong-chiu-duoc-2500kg-bom-chua-ca-nha-bep-duoc-trang-bi-theo-tieu-chuan-khach-san-5-sao-d108960.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bên trong đường hầm bọc thép chống bom ở Việt Nam dài gần 73m, chống chịu được 2.500kg bom, chứa cả nhà bếp được trang bị theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao
    POWERED BY ONECMS & INTECH