Điểm đến

Bên trong lò phản ứng hạt nhân duy nhất Việt Nam: Tồn tại 63 năm, đến nay vẫn có thể vận hành liên tục trong 100 giờ với công suất 500kW

Hải Yến 08/11/2023 14:52

Mục tiêu chính của lò là tạo đồng vị phóng xạ cho ứng dụng y tế, nông nghiệp, nghiên cứu cơ bản, đào tạo cán bộ và nghiên cứu ứng dụng.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được xây dựng năm 1960, bắt đầu hoạt động từ tháng 3-1963 với công suất định danh 250kW. Trước ngày 3-4-1975 (ngày TP Đà Lạt được giải phóng), Mỹ đã tháo gỡ, lấy đi các thanh nhiên liệu chính của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt nên lò không còn hoạt động được. Sau đó Liên Xô đã giúp khôi phục, nâng cấp lò phản ứng và ngày 20-3-1984, lò phản ứng với công suất định danh 500 kW (gấp hai lần lò TRIGA MARK II cũ) đã chính thức vận hành.

Empty

Mục tiêu của lò là sản xuất đồng vị và dược chất phóng xạ để nghiên cứu trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y tế… cũng như thực hiện các nghiên cứu cơ bản về vật lý lò phản ứng và an toàn bức xạ.

Tồn tại hơn 60 năm, lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt là nơi duy nhất ở nước ta nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm từ phóng xạ.

Empty
Empty
Empty

Thành phố Đà Lạt do Alexandre Yersin, một bác sĩ người Pháp, tìm ra. Từ năm 1891, bác sĩ Alexandre Yersin thực hiện nhiều chuyến thám hiểm với ý định tìm đường núi từ Nha Trang vào Sài Gòn. Ngày 21/6/1893, ông đã phát hiện ra cao nguyên Lang Biang. Trong nhật ký hành trình, ông ghi vắn tắt 3h30: grand plateau dénudé mamelonné (3h30: cao nguyên lớn trơ trụi, gò đồi nhấp nhô).

Toàn quyền Paul Doumer viết một bức thư hỏi ý kiến Yersin với nhu cầu tìm một vùng đất có khí hậu ôn hòa, gần giống với châu u để xây dựng khu nghỉ mát, trạm điều dưỡng cho người Pháp. Yersin đã trả lời là cao nguyên Lang Biang.

Empty

Tháng 3/1899, Yersin cùng Doumer đi lên cao nguyên Lang Biang. Chuyến đi này có ý nghĩa quyết định về việc thành lập một trạm điều dưỡng ở đây, tiền thân của thành phố Đà Lạt sau này. Tên của Yersin được đặt cho một đại học ở tỉnh Lâm Đồng.

Lò được đầu tư nhiều máy móc hiện đại để phục vụ nghiên cứu, đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực ở lò phản ứng rồi chuyển về hệ thống kiểm soát một cách nghiêm ngặt, quy trình chặt chẽ.

Lò phản ứng hạt nhân có 2 tầng với lối lên bậc thang. Tầng cao nhất là miệng chính của lò, tầng còn lại đặt các dụng cụ liên quan đến hoạt động của lò.

Empty

Tầng 1 của lò phản ứng gồm nơi chứa các nhiên liệu đã bị cháy, hệ thống đo mức phóng xạ cùng các hệ thống hỗ trợ lò hoạt động. Bình trao đổi nhiệt trong quá trình lò hoạt động. Theo PGS TS Nguyễn Nhị Điền - Viện trưởng nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - mỗi tháng lò phản ứng hạt nhân hoạt động 130 giờ liên tục để sản xuất một số đồng vị phóng xạ phục vụ cho ngành y tế, công nghiệp. Ngoài ra, thỉnh thoảng lò cũng hoạt động thời gian ngắn phục vụ thí nghiệm, nghiên cứu.

Empty

Miệng lò được đóng kín với hệ thống bảo vệ chắn chắc. Đây là vị trí cao nhất của lò phản ứng. Để đảm bảo tính an toàn, đảm bảo an ninh phóng xạ hạt nhân, nhân viên phải liên tục đo mức độ phóng xạ trong từng khu vực. Hệ thống đo phóng xạ tự động, khi vượt mức cho phép chuông sẽ reo báo động. Các ống thông hơi (thông gió) để đưa không khí từ ngoài vào trong. Còn từ trong ra ngoài phải qua hệ thống xử lý phóng xạ một cách nghiêm ngặt. Những dụng cụ bên trong lò được cảnh báo nhằm tránh gây nguy hiểm.

Empty
Empty

Các ứng dụng của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Ông Dương Văn Đông, thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, cho biết, các chất phóng xạ được điều chế bằng cách chiếu xạ kích hoạt hạt nhân các đồng vị bền bằng eutron trên lò phản ứng hạt nhân, tiếp đến là công nghệ xử lý hoá phóng xạ để thu được sản phẩm cuối cùng bảo đảm chất lượng cho sử dụng thực tiễn.

Empty

*Ảnh: VnExpress.

Ghi nhận trường hợp tiếp viên hàng không mắc ung thư và tử vong do phơi nhiễm bức xạ vũ trụ

Trung Quốc xây lò phản ứng hạt nhân cung cấp năng lượng cho tàu sân bay

Nga chế tạo siêu tàu ngầm đối phó trừng phạt: Trang bị cả lò phản ứng hạt nhân, dài 360m, có thể chứa gần 200.000 tấn hàng hóa

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/ben-trong-lo-phan-ung-hat-nhan-duy-nhat-viet-nam-ton-tai-63-nam-den-nay-van-co-the-van-hanh-lien-tuc-trong-100-gio-voi-cong-suat-500kw-d110501.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Bên trong lò phản ứng hạt nhân duy nhất Việt Nam: Tồn tại 63 năm, đến nay vẫn có thể vận hành liên tục trong 100 giờ với công suất 500kW
    POWERED BY ONECMS & INTECH