Thế giới

BRICS gặp ‘báo động’: Quốc gia nòng cốt ‘quay lưng’ với kế hoạch lớn, quá trình phi USD hóa có nguy cơ thất bại hoàn toàn?

Tú Linh 13/01/2025 11:11

Nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, kết hợp cùng các rào cản kỹ thuật và địa chính trị khác, giấc mơ phi USD hóa của BRICS có thể sẽ không thành hiện thực.

Một số quốc gia BRICS đã lên kế hoạch đẩy mạnh phi USD hóa trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, hiện tại, kế hoạch này đang chịu nhiều áp lực trước sự thống trị “vững như bàn thạch” của đồng USD trong năm 2025.

Đồng USD đã liên tục tăng trong chín ngày liền trên chỉ số Dollar Index (DXY). Đồng rupee của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 86,11 rupee đổi 1 USD trong sáng 13/1.

Tương tự, đồng nhân dân tệ Trung Quốc và đồng yên Nhật cũng chạm đáy và không thể chống lại sức mạnh đang lên của đồng bạc xanh. Tuần trước, đồng USD cũng tăng hơn 1% so với đồng bảng Anh.

Đồng USD đã vượt tất cả các đồng tiền địa phương trong năm 2025, giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường tiền tệ. Hiện tại, DXY đang ở mức 109,69. Theo đó, các đồng tiền của các thành viên BRICS bị ảnh hưởng nặng nề nhất, mặc dù liên minh này đã thúc đẩy chương trình nghị sự phi USD hóa nhằm “lật đổ” đồng USD.

BRICS gặp ‘báo động’: Quốc gia nòng cốt ‘quay lưng’ với kế hoạch lớn, quá trình phi USD hóa có nguy cơ thất bại hoàn toàn? - ảnh 1
Hiện tại, DXY đang ở mức 109,69

Vào phiên giao dịch cuối tuần, đồng USD đã đi lên sau khi dữ liệu việc làm tại Mỹ công bố kết quả vượt kỳ vọng. Cụ thể, báo cáo cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo ra 256.000 việc làm trong tháng 12, vượt xa con số 160.000 việc làm mới do các nhà kinh tế dự báo. Dữ liệu này củng cố kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tạm dừng chu kỳ giảm lãi suất trong cuộc họp chính sách vào cuối tháng 1/2025.

Thêm nữa, Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Christopher Waller, tuyên bố rằng lạm phát có thể tiếp tục giảm trong năm 2025. Những điều này đã thúc đẩy triển vọng của đồng USD và làm suy yếu nỗ lực phi USD hóa của BRICS.

BRICS hiện đang chịu áp lực nặng nề khi các đồng tiền địa phương phải đối mặt với nhiệm vụ khó khăn để duy trì vị thế. Chưa hết, một số quốc gia cốt cán cũng bày tỏ mong muốn không muốn tham gia vào kế hoạch lớn “lật đổ” đồng USD.

Điển hình, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ấn Độ Shaktikanta Das đã nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi chưa thực hiện bước nào để phi USD hóa. Chúng tôi muốn giảm thiểu rủi ro trong thương mại của Ấn Độ vì sự phụ thuộc vào một loại tiền tệ đôi khi có khả năng gây ra vấn đề do tăng giá hoặc mất giá".

Hay Nam Phi, quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với phương Tây, việc tham gia vào một hệ thống phi USD có thể gây ra những rủi ro không nhỏ về kinh tế và chính trị. Brazil cũng tỏ ra thận trọng hơn trong thời gian này. Họ lo ngại rằng việc chuyển đổi sang một hệ thống tài chính mới có thể mang lại nhiều rủi ro hơn là lợi ích.

Chưa hết, Sarang Shidore, Giám đốc Chương trình Nam Toàn cầu tại Viện Quincy cho rằng, ngay cả Trung Quốc cũng chưa chắc sẽ hoàn toàn ủng hộ ý tưởng lớn phi USD hóa vì nước này vẫn đang duy trì mối quan hệ đối thoại với Mỹ.

Bởi vậy, nếu đồng USD tiếp tục mạnh lên, kết hợp cùng các rào cản kỹ thuật và địa chính trị khác, giấc mơ phi USD hóa của BRICS có thể sẽ không thành hiện thực.

>> Quan hệ tốt với phương Tây, nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á vẫn quyết tâm gia nhập BRICS, trật tự thế giới dự kiến xảy ra 'bước ngoặt'?

Đồng USD vượt trội, quốc gia thành viên bất ngờ thông báo 'chưa thực hiện bước nào để phi USD hóa': Tham vọng của BRICS đối diện nguy cơ bị 'chặn đứng' hoàn toàn?

BRICS gặp 'báo động': Đồng tiền chung bị coi là viển vông, quốc gia thành viên bất ngờ 'quay lưng' với kế hoạch phi USD hóa

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/brics-gap-bao-dong-quoc-gia-nong-cot-quay-lung-voi-ke-hoach-lon-qua-trinh-phi-usd-hoa-co-nguy-co-that-bai-hoan-toan-134612.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    BRICS gặp ‘báo động’: Quốc gia nòng cốt ‘quay lưng’ với kế hoạch lớn, quá trình phi USD hóa có nguy cơ thất bại hoàn toàn?
    POWERED BY ONECMS & INTECH