"Cạm bẫy" và những lưu ý quan trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

18-09-2022 19:47|Anh Tú

Sau gần nửa năm kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hủy 9 đợt chào bán trái phiếu trái phép trị giá 10.030 tỷ đồng của 3 công ty con thuộc Tập đoàn Tân Hoàng Minh, đến nay các nhà đầu tư vẫn chưa được hoàn tiền.

Đáng chú ý, nhiều người dành gần như toàn bộ tài sản để mua trái phiếu Tân Hoàng Minh bán tại ngân hàng.

Dẫn nguồn Tuổi Trẻ, bác Q.T. (71 tuổi, Hà Nội) chia sẻ, vì biết vợ chồng bác có 6 tỉ gửi tiết kiệm ở ngân hàng nên người hàng xóm (giám đốc một ngân hàng lớn) đã qua nhà để vận động rút tiền tiết kiệm ra và chuyển sang mua trái phiếu Tân Hoàng Minh với lý do lãi cao hơn và: "Ai cho bác mỗi tháng bằng này tiền?".

tp-tl.jpg

Đại diện nhà đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh gặp đoàn tiếp công dân của Bộ Tài chính (Ảnh: NĐT cung cấp)

Vì không hiểu về trái phiếu, cũng không biết đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh nên vợ chồng bác T. đã nhiều lần hỏi và nhận được câu khẳng định từ vị cán bộ ngân hàng rằng: "Cháu cũng mua trái phiếu Tân Hoàng Minh. Nếu bác không tin thì cháu có thể gửi sổ đỏ để làm tin".

Những tưởng sẽ có thêm ít đồng để rút ra xây mộ cho bố mẹ, sửa nhà, mua nhà cho con,... nhưng cuối cùng vợ chồng bác T. đã phải "hoảng hốt" khi biết trái phiếu mình mua bị hủy.

Đây là một trong số rất nhiều "nạn nhận" đã lao theo làn sóng đầu tư trái phiếu Tân Hoàng Minh và vẫn mắc kẹt đến tận bây giờ.

Thời gian qua, việc một số doanh nghiệp đẩy mức lãi suất phát hành trái phiếu lên cao để huy động vốn dù tình hình tài chính còn yếu đã vô hình chung khiến tình trạng nhà đầu tư "lách luật" để trở thành nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp bởi quy định hiện hành của pháp luật chỉ cho phép nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp được mua mua trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ; nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp không được mua loại trái phiếu này.

Mới nhất, Chính phủ vừa thông báo sử đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 quy định rõ cách thức xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. Xem chi tiết

tphi.jpg

Nhận diện những "mánh khóe"

Ngoài việc lách luật về xác định đối tượng đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, mới đây, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh việc một số tổ chức cung cấp dịch vụ chưa tuân thủ quy định pháp luật, hợp thức hóa hồ sơ chào bán hoặc chào mời không đúng đối tượng nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.

Đặc biệt, theo Bộ Tài chính rủi ro lớn nhất trên thị trường hiện nay là rủi ro từ các nhà đầu tư cá nhân thiếu khả năng phân tích, đánh giá rủi ro của trái phiếu những vẫn mua trái phiếu doanh nghiệp.

Trên các mạng xã hội, hội nhóm gần đây đã xuất hiện hiện tượng môi giới của một số doanh nghiệp, tổ chức tài chính mời chào người dân mua mua trái phiếu doanh nghiệp như 1 hình thức gửi tiết kiệm với chào mời hỗ trợ lách luật để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp.

Một số kỹ năng phòng tránh

- Tìm hiểu năng lực của doanh nghiệp phát hành: Bộ Tài chính khuyến nghị các nhà đầu tư tham gia thị trường mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần thận trọng, tìm hiểu quy định pháp luật và năng lực, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát hành, nắm rõ những rủi ro đối với mua trái phiếu doanh nghiệp trước khi quyết định đầu tư.

Đối với các nhà đầu tư cá nhân, khi cân nhắc tham gia mua trái phiếu doanh nghiệp cần lưu ý mua trái phiếu doanh nghiệp không phải là tiền gửi ngân hàng; mua trái phiếu doanh nghiệp được doanh nghiệp phát hành theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ. Do đó, nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro khi doanh nghiệp không đảm bảo được nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi trái phiếu.

Nhà đầu tư phải lưu ý quy định nếu nhà đầu tư không phải nhà đầu tư chuyên nghiệp thì không được mua loại trái phiếu này.

- Thận trọng đầu tư theo uy tín của tổ chức tín dụng hay tổ chức bảo lãnh phát hành trái phiếu: Ngoài ra, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phân phối chào mời mua trái phiếu doanh nghiệp không có nghĩa là các tổ chức này đảm bảo an toàn cho việc mua trái phiếu. Các tổ chức này chỉ là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, hưởng phí dịch vụ từ doanh nghiệp phát hành mà không chịu trách nhiệm về khả năng trả nợ của doanh nghiệp phát hành.

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh bảo lãnh phát hành trái phiếu không phải là bảo lãnh thanh toán trái phiếu. Bảo lãnh phát hành chỉ là việc tổ chức bảo lãnh có cam kết với doanh nghiệp phát hành để phân phối số trái phiếu cần phát hành mà không có bất kỳ nghĩa vụ nào với nhà đầu tư.

Đối với bảo lãnh thanh toán, nhà đầu tư cũng cần tìm hiểu kỹ phạm vi bảo lãnh (bảo lãnh thanh toán gốc, lãi hay chỉ một phần gốc, lãi và nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro đối với phần còn lại).

- Tìm hiểu kỹ lượng tài sản đảm bảo, thế chấp phát hành của doanh nghiệp và các rủi ro: Theo Bộ Tài chính, tài sản đảm bảo của trái phiếu doanh nghiệp hay các khoản vay tín dụng có nhiều loại như nhà đất, cổ phần, cổ phiếu, các chương trình, dự án đầu tư...

Trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hiện nay, phần lớn tài sản đảm bảo là bất động sản và các chương trình, dự án, chứng khoán hoặc kết hợp các loại tài sản (bất động sản, chứng khoán). Theo đó, thông tin về tài sản đảm bảo được các doanh nghiệp phát hành nêu tại bản công bố thông tin, nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ về điều kiện của tài sản đảm bảo, chất lượng, giá trị của tài sản đảm bảo và các kết về bảo đảm của doanh nghiệp phát hành.

Bộ Tài chính cho biết, nhà đầu tư cần lưu ý rằng, đối với các tài sản đảm bảo là các dự án, tài sản hình thành trong tương lai hoặc cổ phiếu, khi thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản có nhiều biến động, giá trị tài sản đảm bảo có thể bị sụt giảm và không đủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu.

Bộ Tài chính đề nghị nhà đầu tư cá nhân cần tự đánh giá bản thân phải có đủ năng lực để đánh giá được đầy đủ rủi ro khi đầu tư vào mua trái phiếu doanh nghiệp, không nên mua trái phiếu thông qua chào mời mà không tìm hiểu kỹ về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành và các điều kiện, điều khoản của trái phiếu hoặc chỉ mua trái phiếu vì lãi suất cao.

Theo Bộ Tài chính, nhà đầu tư phải rất cẩn trọng với các hình thức chào mời thông qua việc ký kết "Hợp đồng đầu tư trái phiếu" với các tổ chức (công ty chứng khoán, ngân hàng thương mại, doanh nghiệp khác) theo hình thức thỏa thuận dân sự không được coi là chủ sở hữu trái phiếu hoặc theo các hình thức đầu tư khác không rõ ràng theo quy định của pháp luật là hết sức rủi ro, dẫn đến việc có thể bị mất tiền và không được pháp luật bảo vệ.

Nhà đầu tư có giá trị danh mục tối thiểu 2 tỷ đồng mới được cân nhắc cho mua trái phiếu doanh nghiệp

Đổi chủ sau khi lãnh đạo 'xộ khám', các dự án vị trí 'đắc địa' có đổi vận thành công?

Dự án ‘dát vàng’ D’.Palais de Louis đổi tên, liệu có đổi vận?

Diễn biến bất ngờ dự án 'tứ giác vàng' 4 mặt tiền bỏ hoang nhiều năm của Tân Hoàng Minh

Bài thuộc chủ đề Bất động sản
Theo Kinh Tế Chứng Khoán
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cam-bay-va-nhung-luu-y-quan-trong-khi-dau-tu-trai-phieu-doanh-nghiep-149308.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
"Cạm bẫy" và những lưu ý quan trọng khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS & INTECH