Không gian sống

Cây 'cầu nghìn mắt' 400 tuổi thoắt ẩn thoắt hiện trong lòng hồ là 'quả thận' điều phối nước ngọt cho cả vùng rộng lớn

Khuê Vân 28/09/2024 09:00

Ngoài nhiệm vụ tưới tiêu, công trình còn được công nhận là di tích văn hóa quan trọng cần được bảo vệ tại địa phương này.

Cầu Qianyan là một cây cầu nổi tiếng của Trung Quốc, nằm trên hồ Bà Dương. Cây cầu có tuổi đời hơn 400 năm, được xây dựng từ thời nhà Minh với chiều dài công trình là 2.657m. Cầu có 949 trụ cầu và 948 lỗ, nên người dân địa phương vẫn quen gọi là "cầu nghìn mắt".

Hồ Bà Dương nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Giang Tây là hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc. Không chỉ là nguồn dự trữ nước ngọt quan trọng, hồ Bà Dương còn là khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, nơi sinh sống của hơn 300 loài chim di cư. Vào mùa đông, có tới 90% quần thể sếu trắng Siberia cư trú tại đây.

Empty

Cầu Qianyan được xây dựng từ thời nhà Minh. Ảnh: VCG

Vào đời nhà Đường, hồ nước ngọt này từng đạt kích thước kỷ lục với diện tích bề mặt lên đến 6.000km2. Đây là hồ nước thông ra sông Trường Giang còn được ví như "quả thận" đóng vai trò điều phối nước sông.

>> Dự án 'mở nút thắt' ách tắc nhất Nam Thủ đô khởi công một năm vẫn 'thắt nút', 1m2 mặt bằng cũng chưa được giao

Vào mùa mưa lũ, "cầu nghìn mắt" bị chìm hẳn dưới dòng nước. Chỉ khi mực nước hồ thấp hơn 10,5m, diện mạo thực sự của nó mới được lộ diện. Những ngày gần đây, những cảnh quay được hãng thông tấn Tân Hoa Xã chia sẻ cho thấy nó đã phát lộ khi nước hồ Bà Dương hạ xuống.

Empty

Hồ Bà Dương cạn đáy thì cây cầu mới lộ diện hoàn toàn. Ảnh: Xinhua

Các chuyên gia cho rằng, do nắng nóng kỷ lục kéo dài trên khắp lưu vực sông Trường Giang, hồ Bà Dương đã thu nhỏ sớm hơn thông thường. Một báo cáo vào tháng 8 năm ngoái, diện tích hồ chỉ còn bằng 1/5 so với cách đó vài tháng. Hoạt động khai thác cát cũng góp phần khiến mực nước hạ thấp đến mức báo động trong những thập kỷ gần đây.

Hồ cạn du khách vô cùng thích thú nhưng lại gây ảnh hưởng đến việc tưới tiêu của một vùng rộng lớn. Chính quyền địa phương đã cho các đội máy xúc tới hồ để đào rãnh thông dòng. Hình ảnh trông giống như bộ rễ cây ở trên hồ Bà Dương chính là các rãnh mới đào tại lòng hồ.

photo-1-1662189876932457039098

Hình ảnh các rãnh đào để giữ nước. Ảnh: Xinhua

Ngày nay, với điều kiện giao thông ngày càng được cải thiện, người dân không còn sử dụng cây cầu này làm đường giao thông chính nữa. Nhưng cây cầu đá 400 năm tuổi đã trở thành một thắng cảnh độc đáo ở trên hồ Bà Dương vào mùa khô và thu hút rất đông khách du lịch tới tham quan.

Empty

Cây cầu hiện nay là điểm tham quan nổi tiếng. Ảnh: Xinhua

Do thường xuyên bị ngâm nước, cộng thêm tác động của cát, gió nên cây cầu đá này đã bị hư hỏng nặng. Từ năm 2016, chính quyền tỉnh Giang Tây đã tiến hành trùng tu toàn diện "cầu nghìn mắt". Nhóm kỹ sư không chỉ khôi phục lại diện mạo ban đầu, công trình còn được công nhận là di tích văn hóa quan trọng cần được bảo vệ tại địa phương này.

>> Ba nhà đầu tư hợp lực làm nhà văn hoá hình đĩa bay UFO đặc biệt nhất Việt Nam mang tên Bà tổ ngành sân khấu

Lạ lùng cây cầu đá 3.300 năm tuổi lâu đời bậc nhất thế giới: Hiện vẫn đủ vững chắc để ô tô đi qua

Vụ sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ: Cầu đã xây được gần 30 năm, từng được cảnh báo nhiều lần

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cay-cau-nghin-mat-400-nam-tuoi-thoat-an-thoat-hien-trong-long-ho-la-qua-than-dieu-phoi-nuoc-ngot-cho-ca-vung-rong-lon-d134301.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Cây 'cầu nghìn mắt' 400 tuổi thoắt ẩn thoắt hiện trong lòng hồ là 'quả thận' điều phối nước ngọt cho cả vùng rộng lớn
    POWERED BY ONECMS & INTECH