CEO Bamboo Airways: Đang thiếu quy định cho xăng dầu hàng không
Theo ông Nam, xăng dầu hàng không chỉ có 2 nhà cung cấp và Nhà nước thả nổi hoàn toàn, không quản lý giá. Bộ Tài chính chỉ quản lý một phần nhỏ về phí.
Trong buổi tọa đàm với chủ đề "Để thị trường xăng dầu phát triển ổn định, minh bạch và hiệu quả" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức vào ngày 30/7, Tổng Giám đốc Bamboo Airways, ông Lương Hoài Nam đã chia sẻ về những thuận lợi và khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang gặp phải. Đặc biệt, ông nhấn mạnh vấn đề cấp bách mà doanh nghiệp mong muốn các cơ quan chức năng tập trung giải quyết là hiện tại không có quy định cụ thể nào áp dụng cho xăng dầu hàng không.
Theo ông Nam, có một nghịch lý trong quản lý giá xăng dầu đó là xăng dầu phi hàng không thì có hàng chục doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối với hệ thống bán lẻ rất lớn và phức tạp, tính hành chính nhiều hơn tính thị trường. Ngược lại, xăng dầu hàng không chỉ có hai nhà cung cấp nhưng lại không bị quản lý giá, và Bộ Tài chính chỉ quản lý một phần nhỏ về phí. Ông Nam nhấn mạnh rằng đây là một nghịch lý cần được sửa đổi. Việc quản lý giá xăng dầu nên được điều chỉnh theo quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, và Bộ Công Thương để đảm bảo sự hợp lý giữa xăng dầu dân dụng và xăng dầu hàng không.
Ông Lương Hoài Nam - Tổng Giám đốc Bamboo Airways |
Nếu không quản lý được giá thì sẽ sinh ra nghịch lý thứ 2, đó là hiện nay, đối với hàng không, chi phí xăng dầu đang là cao nhất. Trên đường bay nội địa, chi phí xăng dầu cao hơn chi phí còn lại. Đây là khó khăn đối với các doanh nghiệp hàng không. Trong khi đường bay nội địa, Nhà nước đang thả nổi chi phí, giá nhiên liệu đầu vào, không theo phụ thu nhiên liệu và áp thuế nhập khẩu 7%, còn bay quốc tế thì không có áp trần, không phải trả thuế nhập khẩu.
Vấn đề thứ 3, theo ông, đó là công cụ để bình ổn giá xăng dầu, công cụ thị trường, không phải công cụ hành chính, tất nhiên nhà nước vẫn phải quản lý. Ông Nam cho rằng công cụ hành chính nên là biện pháp cuối cùng, trong khi công cụ thị trường nên được ưu tiên trước. Khi các biện pháp thị trường không còn hiệu quả, mới áp dụng công cụ hành chính để bình ổn giá. Về xăng dầu, công cụ thị trường chủ yếu là phái sinh.
Tuy nhiên tại Việt Nam, hệ thống quản lý và cách hiểu về phái sinh còn nhiều bất cập. Doanh nghiệp gặp rủi ro vì phái sinh chưa được hiểu đúng và hạch toán rõ ràng. Cách sử dụng phái sinh là hạch toán gộp trong chi phí xăng dầu của doanh nghiệp, phái sinh là để bình ổn chi phí xăng dầu, tức là hạch toán gộp trong chi phí xăng dầu của doanh nghiệp, không thể tính rời như một kinh doanh bình thường.
Mặt khác, một doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hoạt động hợp lý khoảng 30% chi phí nhiên liệu của doanh nghiệp, không ai mua một giao dịch phái sinh 100% cho tiêu thụ xăng dầu. Mục đích là để bình ổn chi phí xăng dầu ở tỷ lệ 30% còn chấp nhận 70% là thả nổi theo giá nhiên liệu xăng dầu.
Bình ổn là để giảm bớt rủi ro về dòng tiền khi giá xăng dầu tăng cao. Bất kỳ doanh nghiệp nào sau khi thực hiện xong giao dịch phái sinh thì luôn mong giá xăng dầu giảm và chấp nhận chịu lỗ từ giao dịch phái sinh này để có lãi từ 70% xăng dầu thả nổi.
Nhưng với cách hiểu hiện nay, các doanh nghiệp này rất dễ bị quy trách nhiệm do phái sinh bị lỗ, mặc dù giao dịch phái sinh lỗ là diễn biến có lợi cho doanh nghiệp.
“Ý kiến dùng các công cụ thị trường để bình ổn giá trước, tôi nghĩ xăng dầu phi hàng không có hàng chục nhà nhập khẩu thì dùng công cụ thị trường là đúng, nhưng công cụ thị trường cũng chủ yếu là áp dụng phái sinh thì mới bình ổn được” ông nói.
>>ĐHCĐ Bamboo Airways: 2024 sẽ là năm cuối cùng công ty kinh doanh thua lỗ
Quy hoạch sân bay toàn quốc: Lộ diện 8 cảng hàng không mới đến năm 2030
Sàn giao dịch xăng dầu: 'Thúc đẩy cạnh tranh, giảm giá và có lợi cho người tiêu dùng'