Chán ngán với ‘bài ca suy thoái’: Chuyên gia hé lộ sự thật đằng sau những đợt bán tháo của TTCK
Ông bày tỏ sự thất vọng khi mọi người đổ lỗi cho mọi đợt giảm giá của thị trường là do lo ngại về một cuộc suy thoái sắp tới
Gần đây, nhà bình luận tài chính nổi tiếng Jim Cramer đã đăng tải một bài viết lên nền tảng X để bày tỏ quan điểm của mình về tình hình thị trường chứng khoán hiện tại.
Ông nhấn mạnh rằng sự gia tăng gần đây của giá cổ phiếu không phải do các yếu tố cơ bản mạnh mẽ mà là do hành động của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ). Theo Cramer, tình huống này tương tự như những gì đã xảy ra vào những năm 1990. Khi đó thị trường bị ảnh hưởng bởi các yếu tố không rõ ràng và sau đó một thời gian dài thì người ta biết nhận ra rõ ràng lý do thực sự khiến cổ phiếu bị bán tháo.
Do đó, ông bày tỏ sự thất vọng với cách mọi người nhanh chóng kết luận khả năng kinh tế suy thoái là nguyên nhân dẫn đến mọi đợt giảm giá trên thị trường. Cramer cho rằng các nhà đầu tư cần nhìn xa hơn, vượt ra khỏi những biến động ngắn hạn của thị trường để hiểu được điều gì đang thật sự xảy ra.
Thị trường chứng khoán vẫn đang chứng minh được khả năng hồi phục nhanh chóng. Ngay cả với đợt sụt giảm gần đây, thị trường vẫn tăng 12,15% kể từ đầu năm đến nay. Những con số này cho thấy rằng mặc dù các đợt giảm ngắn hạn có thể gây lo ngại, chúng không nhất thiết chỉ ra các vấn đề kinh tế lâu dài. Sức mạnh chung của thị trường đã giúp ngăn chặn các đợt sụt giảm nghiêm trọng hơn, vì vậy các nhà đầu tư cần phải ghi nhớ góc nhìn rộng hơn này.
Gần đây, thị trường chứng khoán đã trải qua một cú sốc mạnh khi Nasdaq giảm 3,4%, S&P 500 giảm 3% và chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,6%. Một số nguyên nhân được nêu ra bao gồm căng thẳng địa chính trị gia tăng, dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ các nền kinh tế lớn trên toàn cầu và các Ngân hàng Trung ương thắt chặt chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng là quyết định gần đây của BOJ về việc tăng lãi suất, làm đồng yên mạnh lên. Quyết định quan trọng này có thể làm giảm nhu cầu đối với hàng xuất khẩu của Nhật Bản và đồng tiền của nước này, làm giảm đầu tư vào tài sản của Mỹ.
Nhiều nhà đầu tư hiện đang tự hỏi liệu động thái gần đây của thị trường có nghĩa là suy thoái đang đến hay không. Tuy nhiên, dữ liệu kinh tế hiện tại không cho thấy nền kinh tế Mỹ đang trong suy thoái. Mặc dù các yếu tố như lạm phát gia tăng và chính sách tiền tệ chặt chẽ hơn đang là thách thức, chúng không cho thấy một sự suy giảm kinh tế ngay lập tức.
Thông điệp của Cramer nhắc nhở rằng không phải mọi sự sụt giảm thị trường đều báo hiệu một cuộc khủng hoảng kinh tế lớn hơn. Lo lắng khi cổ phiếu giảm là điều tất nhiên, nhưng quan trọng là bạn phải hiểu những gì đang gây ra thay đổi trước khi đưa ra kết luận về nền kinh tế.
Theo Benzinga
>> Một chỉ báo mới nhấp nháy ‘báo động đỏ’, nền kinh tế Mỹ đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng
Quốc gia châu Á bùng nổ, được coi là 'hầm trú ẩn' nếu kinh tế Mỹ suy thoái
Sếp ngân hàng lớn nhất nước Mỹ cảnh báo về nguy cơ xảy ra suy thoái