Điểm đến

Chiêm ngưỡng hầm đường sắt 300.000 tỷ đồng dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’

Hoàng Giang 13/01/2024 00:27

Hầm đường sắt này công trình thế kỷ, giữ vai trò quan trọng trong việc giúp giao thương giữa Bắc Âu và Nam Âu thuận lợi và nhanh chóng hơn.

Dãy núi Alps trải dài qua Thụy Sĩ và một số quốc gia châu Âu khác, là một trong những dãy núi hùng vĩ nhất trên thế giới, là "nóc nhà của châu Âu". Tuy nhiên, suốt nhiều thế kỷ, dãy Alps như một rào cản thương mại giữa hai vùng Nam và Bắc châu Âu.

Dãy núi Alps -

Dãy núi Alps - "nóc nhà của châu Âu"

Trong khi đó, Thụy Sĩ đóng vai trò là trung tâm quan trọng trong lưu thông hàng hóa ở châu Âu, với hơn 4.000 xe tải hạng nặng di chuyển qua dãy núi Alps bằng đường bộ mỗi ngày. Trước đây, phương tiện chủ yếu sử dụng để vận chuyển hàng hóa qua dãy núi Alps là các loại xe tải hạng nặng, trong khi nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng tăng. Nếu so sánh giữa năm 1990 với lượng hàng hóa vận chuyển là 40 triệu tấn, đến năm 2001, con số này đã tăng lên 90 triệu tấn. Hoạt động vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa đã dẫn đến tình trạng kẹt xe, ô nhiễm không khí và tai nạn giao thông trong khu vực này.

Chính vì lý do này, vào năm 1994, Thụy Sĩ đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về việc chuyển từ vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ sang bằng đường sắt. Ngay sau đó, chính phủ quyết định đầu tư khoảng 10,3 tỷ USD để xây dựng công trình đường hầm Gotthard Base, ngày nay là đường hầm dài nhất thế giới, xuyên qua dãy núi Alps.

Ngày khai trương hầm Gotthard Base

Ngày khai trương hầm Gotthard Base

Hầm Gotthard Base

Hầm Gotthard Base

Dự án xây dựng hầm Gotthard Base được xem là giải pháp quan trọng giải quyết vấn đề giao thông ở trung tâm châu Âu.

Sau gần 40 năm chuẩn bị, gần 17 năm thi công ròng rã, với sự đóng góp của hơn 2.500 kỹ sư và sự hi sinh của 8 công nhân, trong điều kiện làm việc cực kỳ khắc nghiệt, cuối cùng, đường hầm Gotthard Base đã chính thức thông xe. Trong quá trình thi công, các công nhân đã đào và di dời khoảng 13 triệu m3 núi đá, số lượng này tương đương với 5 kim tự tháp Cheops ở Ai Cập.

Đường hầm đã được đưa vào sử dụng sau 40 năm chuẩn bị, 17 năm thi công

Đường hầm đã được đưa vào sử dụng sau 40 năm chuẩn bị, 17 năm thi công

Đường hầm đã được đưa vào sử dụng sau 40 năm chuẩn bị, 17 năm thi công

Đường hầm đã được đưa vào sử dụng sau 40 năm chuẩn bị, 17 năm thi công

Theo Guardian, tuyến đường hầm xe lửa Gotthard Base có chiều dài 57km, nằm ở độ sâu 2,3km dưới dãy núi Alps, nối liền Bắc Âu và Nam Âu, với tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 296.000 tỷ). Và đây cũng là là đường hầm bằng phẳng đầu tiên xuyên qua dãy Alps. Đây là đường hầm xuyên núi dài và sâu nhất thế giới.

Tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 296.000 tỷ)

Tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 296.000 tỷ)

Tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 296.000 tỷ)

Tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 296.000 tỷ)

Hiện nay, các tàu khách có tốc độ lên tới 250km/giờ. Mỗi giờ có hai chuyến tàu vận chuyển khách và hướng đi sẽ được điều chỉnh để tối ưu hóa. Tuyến đường sắt xuyên núi này không chỉ giúp giảm thời gian di chuyển giữa Zurich và Lugano giảm 45 phút mà còn tạo ra hành lang Rhine-Alps, kết nối các cảng biển Rotterdam và Antwerp ở Hà Lan với trung tâm công nghiệp của Đức và đến cảng Genoa ở Italy. Nhờ kết nối này, cả người và hàng hóa vận chuyển đều có thể được di chuyển nhanh chóng hơn trên khắp đất nước. Ngoài ra, Thụy Sĩ cũng chuyển đổi từ việc vận chuyển hàng hóa và hành khách từ đường bộ sang đường sắt. Điều này vừa làm giảm đáng kể nguy cơ xảy ra các vụ tai nạn trên đường liên quan đến xe tải, vừa giảm thiệt hại về môi trường do xe tải hạng nặng gây ra.

Đây là đường hầm xuyên núi dài và sâu nhất thế giới

Đây là đường hầm xuyên núi dài và sâu nhất thế giới

Đây là đường hầm xuyên núi dài và sâu nhất thế giới

Đây là đường hầm xuyên núi dài và sâu nhất thế giới

Không chỉ là dài và sâu nhất thế giới, tuyến đường này còn mang ý nghĩa lớn lao trong việc kết nối châu Âu. Được xây dựng trong bối cảnh các phong trào chủ nghĩa dân tộc và đóng cửa biên giới đang gia tăng, các nhà lãnh đạo châu Âu hy vọng rằng đường hầm Gotthard Base sẽ trở thành biểu tượng, nhắc nhở mọi người rằng châu Âu sẽ tiếp tục gỡ bỏ mọi rào cản, xích lại gần nhau hơn.

>> Thủy đạo 'độc nhất vô nhị' nối liền 3 hòn đảo ở Việt Nam: Ban ngày du khách phải 'căn ngày giờ' để chiêm ngưỡng, đêm tối lại phát ra loại ánh sáng tự nhiên kỳ ảo

Một tỉnh miền Bắc có dân số đông top 10 cả nước sẽ có khu kinh tế chuyên biệt rộng 5.300ha: Dự kiến làm thêm 2 cao tốc, 9 đường tỉnh, 2 tuyến đường sắt

Con dốc nằm trên tuyến đường huyết mạch khó đi và thách thức nhất Hà Giang, là nơi 'khiến ngựa chùn bước, khiến người nhức chân'

Tuyến đường sắt cao nhất thế giới chôn 15.000 cây sắt 2 bên hành lang: Mỗi cây sắt dài đến 7m, ẩn chứa những sự thật vô cùng độc đáo

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/chiem-nguong-ham-duong-sat-300000-ty-dai-va-sau-nhat-the-gioi-dam-xuyen-qua-noc-nha-chau-au-d114654.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Chiêm ngưỡng hầm đường sắt 300.000 tỷ đồng dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’
POWERED BY ONECMS & INTECH