Chứng khoán

Chuyên gia nêu yếu tố sẽ giúp thị phần thép của Hòa Phát (HPG) tăng mạnh

Quốc Trung 16/09/2024 - 12:31

"Quả đấm thép' 85.000 tỷ đồng của Tập đoàn Hòa Phát (HPG) khi cộng hưởng với yếu tố này sẽ giúp tập đoàn gia tăng hơn nữa thị phần trong sân chơi thép Việt, mở ra triển vọng cho cổ phiếu trên sàn.

Theo báo cáo phân tích mới của Công ty Chứng khoán Vietcap, mặc dù nhu cầu đã cải thiện trong 7 tháng đầu năm 2024 so với mức cơ sở thấp của năm 2023, sự phục hồi giữa các công ty sản xuất thép trong nước vẫn không đồng đều. Doanh số bán thép xây dựng của Tập đoàn Hòa Phát (Mã HPG) đã tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mức tăng trưởng chung của ngành là 13%, giúp thị phần của Hòa Phát đạt mức kỷ lục 37,9%.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng doanh số thép cuộn cán nóng (HRC) của HPG trong 7 tháng thấp hơn so với thép xây dựng, sản phẩm này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng mạnh ở mức 17%.

Từ đầu năm 2024 đến nay, nhu cầu yếu từ Trung Quốc đã kéo giảm giá thép nhưng cũng giúp chi phí đầu vào của Hòa Phát giảm nhanh hơn. Vietcap đã điều chỉnh giảm dự báo về giá bán trung bình và biên lợi nhuận của các sản phẩm thép HPG nhưng kỳ vọng rằng chi phí nguyên liệu đầu vào (quặng sắt, than cốc) giảm sẽ cải thiện biên lợi nhuận gộp của Tập đoàn trong nửa cuối năm 2024 (nửa đầu năm đạt 13,5%).

Vietcap cho biết xuất khẩu thép giá rẻ từ Trung Quốc đã khiến giá các sản phẩm thép xuất khẩu như HRC và tôn mạ của Việt Nam giảm mạnh. Từ đầu năm, giá HRC tại Việt Nam đã giảm 19%, tương đương với mức giảm của HRC Trung Quốc. Tuy nhiên, giá bán trung bình của thép xây dựng HPG chỉ giảm 4% nhờ mức thuế bảo vệ 16,3-21,3% đối với thép nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức giảm 16% của thép thanh từ Trung Quốc.

>> VCBS: Cổ phiếu HPG, HSG không còn hấp dẫn, nhiều áp lực nửa cuối năm

Trong chia sẻ mới đây, ông Đặng Trần Phục - Chủ tịch CTCP AzFin Việt Nam - cho biết Trung Quốc hiện là nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới với thị phần 50%. Về dài hạn, với việc nhiều quốc gia đang tập trung chuyển dịch sản xuất công nghệ cao, thị phần thép được Trung Quốc bỏ lại có thể là tiềm năng cho các doanh nghiệp thép Việt, trong đó có Tập đoàn Hòa Phát. Đây là doanh nghiệp thép lớn nhất Đông Nam Á, đồng thời nắm những lợi thế về chi phí sản xuất rẻ top đầu thế giới.

Xét về ngắn hạn, việc nguồn cung dư thừa tại Trung Quốc do bong bóng bất động sản đã khiến thép giá rẻ tràn vào Việt Nam, cạnh tranh trực tiếp với các doanh nghiệp thép nội địa. Điều này sẽ cản trở việc gia tăng biên lợi nhuận của HPG. Theo ông Phục, lợi thế của Tập đoàn Hòa Phát sẽ được đánh giá cao trong dài hạn song ngắn hạn thì chưa.

Chuyên gia nêu yếu tố sẽ giúp thị phần thép của Hòa Phát (HPG) tăng mạnh
Các quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới năm 2023

Được biết, Hòa Phát hiện đã rót hơn 40.000 tỷ đồng vào dự án Khu liên hợp sản xuất Gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 (tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng, diện tích 283,73ha tại Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi).

Dự án có công suất thiết kế lên tới 5,6 triệu tấn thép/năm, bao gồm 4,6 triệu tấn HRC và 1 triệu tấn thép chất lượng cao. Khi hoàn thành vào giai đoạn 2024-2025, dự án sẽ nâng tổng công suất thép của Tập đoàn Hòa Phát lên khoảng 14 triệu tấn/năm, đồng thời có thể giúp Việt Nam vượt Italya để áp sát Top 10 nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới.

Mục tiêu chính của dự án Dung Quất 2 là mở rộng thị trường HRC và giảm phụ thuộc vào nhập khẩu, đồng thời tạo ra hàng nghìn việc làm mới và đóng góp lớn vào ngân sách địa phương. Đây là bước tiến quan trọng trong việc củng cố vị thế của Hòa Phát trong ngành thép tại Việt Nam và quốc tế.

>> Thanh ray đầu tiên của tuyến đường sắt 70 tỷ USD có biến tham vọng tỷ phú Trần Đình Long thành hiện thực?

Cổ phiếu đáng chú ý ngày 16/9: VHM, VCB, HPG

‘Cá mập’ quy mô 12.000 tỷ đồng sắp xuống tiền gom hàng triệu cổ phiếu VND, VRE, HPG

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/chuyen-gia-neu-yeu-to-se-giup-thi-phan-thep-cua-hoa-phat-hpg-tang-manh-249072.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Chuyên gia nêu yếu tố sẽ giúp thị phần thép của Hòa Phát (HPG) tăng mạnh
POWERED BY ONECMS & INTECH