Chuyên gia: Nhà máy ngoại ồ ạt dịch chuyển sang Việt Nam, ông Trump không muốn điều đó xảy ra
Chính quyền Tổng thống Trump đang sử dụng thuế quan để thúc đẩy sản xuất trong nước.
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đánh dấu bằng hàng loạt chính sách quan trọng, trong đó, các điều chỉnh về thuế quan đang tạo ra những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam.
Nhằm mang đến cái nhìn toàn diện về tác động của các chính sách thuế quan mới, đồng thời giúp nhà đầu tư nắm bắt xu hướng thị trường và tìm kiếm giải pháp thích ứng hiệu quả, Chứng khoán SSI đã tổ chức sự kiện đối thoại trực tuyến Gateway to Vietnam: Chính sách thuế của Tổng thống Trump. Chương trình quy tụ các chuyên gia kinh tế, tài chính hàng đầu, mang đến những phân tích chuyên sâu và dự báo quan trọng, hỗ trợ nhà đầu tư đưa ra quyết định kịp thời, chính xác.
![]() |
Nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump đánh dấu bằng hàng loạt chính sách quan trọng. Ảnh: Internet |
Chương trình có sự tham gia của ông Thomas Nguyễn, Giám đốc Thị trường Toàn cầu tại CTCP Chứng khoán SSI trong vai trò điều phối, cùng các khách mời là ông Frank Kelly, người sáng lập và đối tác quản lý tại Fulcrum Macro; bà Eva Huan Yi, Kinh tế trưởng tại Huatai Securities (USA); ông Phạm Lưu Hưng, Kinh tế trưởng của CTCP Chứng khoán SSI. Buổi đối thoại nhằm cung cấp những đánh giá quan trọng liên quan đến nền kinh tế Việt Nam.
Tại buổi đối thoại, khi được hỏi về những sự thay đổi của chính quyền Tổng thống Trump có tác động gì đến Việt Nam, ông Frank Kelly, người sáng lập và đối tác quản lý tại Fulcrum Macro, cho biết:
“Xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt khoảng 120 tỷ USD năm 2024, và chúng ta nhìn thấy rất rõ thâm hụt thương mại giữa Mỹ và Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta thấy chưa có tín hiệu rõ ràng gì của chính quyền Trump đối với Việt Nam, nhất là trong việc ban hành các chính sách, biện pháp cụ thể ra sao.
Nó cũng liên quan đến mục tiêu muốn cân bằng hơn thương mại giữa 2 nước, chính quyền Trump nhìn thấy rất rõ việc xuất khẩu từ Trung Quốc qua Việt Nam sang Mỹ và những động thái như vậy. Họ nhìn thấy rất nhiều câu chuyện nhà đầu tư, nhà máy đổ sang Việt Nam và chính quyền Trump không muốn điều đó xảy ra, họ có thể tính đến khả năng hướng tới xây dựng mối quan hệ thực sự phải là của Việt Nam, chứ không chỉ đơn thuần là từ Trung Quốc qua Việt Nam, kể cả như Ấn Độ cũng vậy”.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Mỹ công bố gần đây cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ trong tháng 12 tăng gần 25% so với tháng trước, lên mức 98,4 tỷ USD. Điều này khiến mức thâm hụt cả năm 2024 đạt 918,4 tỷ USD – mức cao thứ hai trong dữ liệu ghi nhận từ năm 1960.
Cuối năm 2024 chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ về nhập khẩu, bao gồm cả việc gia tăng nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp, có thể phản ánh nỗ lực của các công ty Mỹ trong việc chuẩn bị sản phẩm trước các mức thuế của ông Trump. Thêm vào đó, nhiều nhà nhập khẩu hy vọng có thể giảm thiểu sự gián đoạn từ cuộc đình công tiềm tàng của công nhân bến cảng đã được ngừng lại vào tháng trước.
Các số liệu thương mại hàng tháng đang ngày càng trở nên quan trọng hơn về cả mặt kinh tế lẫn địa chính trị, khi chính quyền Tổng thống Trump sử dụng thuế quan để thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng cường an ninh quốc gia và điều chỉnh các chính sách thương mại mà họ cho là không công bằng. Chỉ vài tuần sau khi ông Trump nhậm chức, các biện pháp này đã ảnh hưởng đến những đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
>> Những 'người khổng lồ' hội tụ và câu chuyện làm thế nào để Việt Nam trở thành quốc gia số