Với hàng chục nghìn tỷ đồng giá trị trúng thầu "để dành" cho giai đoạn 2024 - 2025, cổ phiếu CTD của Xây dựng Coteccons đang được kỳ vọng quay trở lại đỉnh lịch sử đầu năm 2022.
Mới đây, CTCP Xây dựng Coteccons (Mã CTD - HOSE) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1 niên độ 2024 (1/7 - 30/9/2023) với ghi nhận doanh thu đạt 4.124 tỷ đồng - tăng 32% so với cùng kỳ niên độ trước (hầu hết từ hợp đồng xây dựng); lợi nhuận sau thuế công ty mẹ đạt 67 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ gần 4 tỷ. Đây là mức lãi quý cao nhất trong gần 3 năm trở lại đây của CTD.
Được biết tại ĐHCĐ thường niên tổ chức nửa cuối tháng 10 vừa qua, Coteccons đặt kế hoạch niên độ tài chính 2024 (từ 1/7/2023 đến 30/6/2024) với doanh thu 17.793 tỷ đồng và 274 tỷ lãi sau thuế.
Đáng nói tại Đại hội, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch HĐQT đã nêu ra những luận điểm khẳng định vị thế Coteccons đã và sẽ đạt được.
Mở rộng thị phần xây dựng: Năm 2022, CTD được công bố trúng thầu hàng loạt dự án lớn; 65 dự án được thi công, Backlog thời điểm cao nhất lên tới 41.000 tỷ đồng. Thành công đến từ việc nâng cao hiệu quả đấu thầu cùng như chiến thuật "bán hàng lặp lại" giúp doanh thu tăng mạnh.
Trở lại vị thế số 1 làng thầu xây dựng: Vẫn áp dụng chiến thuật năm cũ, từ đầu năm 2023 đến nay, Coteccons đã ghi nhận backlog hơn 20.000 tỷ đồng cho giai đoạn cho năm 2024 - 2025. Việc có "việc làm" trong tương lai đem đến tiềm năng lớn hơn về tăng trưởng kinh doanh của công ty giai đoạn tới.
Bên cạnh mũi nhọn xây dựng thương mại, CTD cũng tiến công mảng xây dựng công nghiệp (tỷ trọng tăng từ 14% năm 2022 lên 33% trong năm 2023). Thành tựu đáng kể là conteccons đã chiến thắng Newtecons của cựu Chủ tịch Nguyễn Bá Dương để giành được dự án tỷ USD - Lego - tại Bình Dương. Hay như cái bắt tay với Foxconn mới đây tại Bắc giang.
Về cầu chuyện chi phí, Contecons tiến hành xây dựng chuỗi cung ứng và danh sách thầu phụ tốt để quản trị về giá nguyên liệu và tối ưu hóa hệ sinh thái trong 9 - 10 tháng tới. Ông Bolat cũng nhấn mạnh chiến lược phát triển dựa trên nguyên tắc: "Coteccons không muốn làm nhà thầu có giá rẻ nhất".
Cổ phiếu chiến thắng thị trường chung
Trên thị trường, cổ phiếu CTD hiện đang phản ứng tích cực với câu chuyện kinh doanh của công ty. Kết phiên 3/11, CTD tăng trần lên mức 57.500 đồng/cp - cách mức đỉnh 19 tháng chưa tới 11 cây nến trần.
Thanh khoản phiên này đạt 3,6 triệu đơn vị - mức cao kỷ lục trong lịch sử niêm yết.
Tính từ giữa tháng 11/2022 tới nay, cổ phiếu CTD đã tăng 230% và vượt trôi so với các ông lớn làng thầy đang niêm yết trên sàn chứng khoán như Hòa Bình, Vinaconex, Fecon,... (trong cùng thời điểm cổ phiếu FCN tăng 123%, VCG tăng 117%, HBC tăng 13%,...).
Cổ phiếu CTD ngược dòng thị trường chứng khoán và nhóm cổ phiếu xây dựng trong 2 tháng trở lại đây |
Sức mạnh cổ phiếu CTD còn được thể hiện thông qua diễn biến giá kể từ nửa cuối tháng 8 tới nay (giá tăng hơn 37% từ mức 41.x). Cùng thời điểm, VN-Index lao dốc 160 điểm và các mã VCG, FCN có nhịp giảm từ 20 - 40% giá trị.
Đáng chú ý, Coteccons - doanh nghiệp trượt thầu dự án hơn 35.000 tỷ đồng sân bay Long Thành cũng đang tăng vượt trội so với đà lao dốc của các cổ phiếu VCG, HAN, PHC, CC1 thuộc liên danh VIETUR.
Sau phiên tăng trần hôm nay, cổ phiếu CTD chính thức vượt trở lại đường MA50. Kháng cự tiếp theo là cùng 57.8x - 58.7x. Nếu chinh phục thành công vùng giá này, triển vọng quay trở lại vùng giá 70.0 - 75.0 đồng trong trung/dài hạn là hoàn toàn khả thi. |
Xem thêm: Giá tăng 9% chỉ sau 2 phiên, có nên trading cổ phiếu MWG?
Xoay chuyển thế cờ đón làn sóng mới, Coteccons (CTD) mang về hàng loạt dự án triệu USD
Coteccons (CTD) huy động gần 700 nhân sự thi công siêu dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam