“Con dao hai lưỡi” của công nghệ AI mang tên: ChatGPT

04-02-2023 09:12|Minh Anh

Trong khi những gã khổng lồ công nghệ như Google, Facebook, Microsoft đang xây dựng trí tuệ nhân tạo (AI) một cách thận trọng, các công ty nhỏ bất ngờ tung ra những ứng dụng như ChatGPT gây xôn xao trong thời gian ngắn.

Tuần trước, OpenAI giới thiệu siêu AI có tên ChatGPT - chatbot được đánh giá hoạt động tốt nhất hiện nay. Trước ChatGPT, OpenAI từng thu hút chú ý với những mô hình trí tuệ nhân tạo nổi tiếng như GPT-3 và Dall-E 2.

ChatGPT là mô hình ngôn ngữ lớn được huấn luyện bởi Công ty phát triển trí tuệ nhân tạo OpenAI của Mỹ, có sự rót vốn của tỉ phú công nghệ Elon Musk và Microsoft. Nó được đánh giá là một trong những hệ thống phản hồi tự động (chatbot) thông minh với lượng kiến thức "khủng", khả năng trò chuyện, sáng tạo nội dung có thể làm những cây viết phải thất nghiệp hay khiến các trường lo ngại vì sinh viên nhờ viết hộ bài luận... Nhiều ý kiến thậm chí cho rằng AI thế hệ mới này có thể thay thế con người trong nhiều lĩnh vực.

ChatGPT sở hữu trí tuệ nhân tạo siêu vượt trội

Công nghệ đứng sau ChatGPT không mới, là mô hình tạo văn bản AI của GPT-3 từng gây xôn xao năm 2020. OpenAI đã phát triển công nghệ lên thành GPT-3.5 và gọi là ChatGPT. Mô hình mới được xem là bước đột phá bởi sự thông minh, kỳ lạ và linh hoạt.

Theo CNN, khả năng của siêu AI phụ thuộc vào trí tưởng tượng của mỗi người. Nó có thể trả lời câu hỏi đơn giản như "Ai là tổng thống Mỹ năm 1955?", những đề tài mang tính triết học kiểu "Ý nghĩa cuộc sống là gì?", hay vấn đề cá nhân như "Hôm nay tôi nên mặc gì khi nhiệt độ ngoài trời 40 độ?".

“Con dao hai lưỡi” của công nghệ AI mang tên: ChatGPT

Một số người dùng nhờ AI giải thích thuật ngữ công nghệ mới như metaverse, blockchain...

Một trong những lý do khiến ChatGPT được đón nhận chỉ sau ít ngày ra mắt là OpenAI cung cấp nó miễn phí. Trước đây, các siêu AI thường phục vụ mục đích nghiên cứu hoặc thương mại hóa. Ngay cả với bản tiền nhiệm là GPT-3, chỉ một nhóm nhỏ kỹ sư được đăng ký sử dụng. Trong khi đó, với các AI phổ thông dùng để hoán đổi khuôn mặt, người dùng cũng phải trả phí hoặc đánh đổi bằng dữ liệu riêng tư của mình. Với ChatGPT, nhà phát triển không yêu cầu người dùng nhập số điện thoại hay cấp quyền truy cập vào kho dữ liệu cá nhân.

Có nên cấm ChatGPT trong trường học?

Một số trường học đã nhanh chóng cấm ChatGPT vì khả năng viết bài luận, giải toán, khoa học và thậm chí viết code máy tính của nó. Điều này khiến những người làm giáo dục hoảng sợ. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nó sẽ là một công cụ giáo dục tuyệt vời, chưa kể việc cấm đoán sẽ không hiệu quả. Cherie Shields, một giáo viên trung học ở Oregon (Mỹ), đã cho các sinh viên dùng ChatGPT để soạn khung bài viết và sau đó viết bài trực tiếp trên lớp.

"Bất kỳ công cụ nào cho phép học sinh lọc suy nghĩ của mình trước khi đến lớp và thực hành các ý tưởng sẽ chỉ làm cho các cuộc thảo luận trở nên phong phú hơn", giáo viên lịch sử Jon Gold nói trên tờ New York Times.

OpenAI mới đây cũng cho biết đã tạo ra công cụ giúp phân biệt những nội dung con người viết và ChatGPT tạo ra. Tuy nhiên công cụ này vẫn chưa chuẩn xác, đến nay chỉ nhận ra khoảng 26% nội dung do AI viết.

Tuy nhiên AI không thể hoàn toàn thay thế con người do chỉ sở hữu trí thông minh “có giới hạn”

Cây viết Ryan Ermey của Đài CNBC mới đây thử nghiệm nhờ ChatGPT viết một bài về một chủ đề tài chính để so sánh với bài viết mới đây của mình. Kết quả là ông Ermey khá ngạc nhiên khi ChatGPT chỉ mất vài giây để viết một bài đầy đủ thông tin cơ bản dù hơi "máy móc".

Nhưng khi ông Ermey hỏi thêm ChatGPT về những thông tin liên quan cần thiết để đưa vào bài, AI này bắt đầu "cứng họng".

"AI có thể là một công cụ mạnh mẽ, người sử dụng nó vẫn phải biết nội dung của mình để có được kết quả thực sự hữu ích cho người đọc", ông nhận xét.

“Con dao hai lưỡi” của công nghệ AI mang tên: ChatGPT

Ermey hỏi ChatGPT có muốn làm công việc của mình không, chatbot này đã trả lời: "Trí tuệ nhân tạo chưa phát triển đủ để thay thế hoàn toàn các nhà báo con người trong các nhiệm vụ đòi hỏi tư duy sáng tạo, phân tích phản biện cũng như khả năng hiểu và giải thích các vấn đề xã hội và chính trị phức tạp".

Cây viết Wayne MacPhail cũng nhận định trên tờ The Global and Mail rằng ChatGPT có thể khiến chúng ta cho rằng nó suy nghĩ như con người nhưng nó không thể cảm nhận được thế giới. ChatGPT cực kỳ hạn chế, nhưng đủ tốt ở một số thứ để tạo ra ấn tượng sai lầm về sự tuyệt vời của nó.

ChatGPT bứt phá trên thị trường tìm kiếm trực tuyến, đe dọa vị trí số 1 của Google

Xuất hiện trợ lý AI được mệnh danh là 'cỗ máy ma thuật': Đe dọa sự nghiệp của 18 triệu lập trình viên trên toàn thế giới?

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/con-dao-hai-luoi-cua-cong-nghe-ai-mang-ten-chatgpt-167944.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    “Con dao hai lưỡi” của công nghệ AI mang tên: ChatGPT
    POWERED BY ONECMS & INTECH