Bất động sản

Công trình là 'con đầu lòng' của ngành thủy điện miền Bắc gánh trọng trách cao cả ở thời chiến lẫn thời bình

Chi Chi 11/09/2024 22:18

Công trình thủy điện đầu tiên của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được khánh thành vào thời kỳ chiến tranh, đến nay vẫn tiếp tục phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhà máy thủy điện Thác Bà (tỉnh Yên Bái) được khởi công xây dựng vào ngày 19/8/1964 và chính thức hòa vào mạng lưới điện quốc gia ngày 5/10/1971. Đây là công trình công nghiệp lớn đầu tiên trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của Việt Nam. Đặc biệt, Nhà máy thủy điện Thác Bà không chỉ là một công trình kỹ thuật mà còn mang ý nghĩa lịch sử, thể hiện tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó và quyết tâm chinh phục tự nhiên, khai thác nguồn tài nguyên để phục vụ sự phát triển đất nước.

Nhà máy thủy điện Thác Bà có vai trò quan trọng từ thời chiến cho đến thời bình. Ảnh: Internet

Nhà máy thủy điện Thác Bà có vai trò quan trọng từ thời chiến cho đến thời bình. Ảnh: Internet

Nhà máy được xây dựng trong bối cảnh chiến tranh ác liệt và miền Bắc đang đối diện với nhiều khó khăn. Đây cũng là nhà máy thủy điện đầu tiên tại miền Bắc xã hội chủ nghĩa, được xây dựng với sự hỗ trợ về khoa học - kỹ thuật từ Liên Xô (cũ). Cũng vì bối cảnh chiến tranh mà quá trình xây dựng nhà máy thủy điện trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Theo đó, thời gian triển khai của công trình kéo dài đến hơn 10 năm và được chia làm 2 giai đoạn gồm công tác khảo sát thiết kế và quá trình thi công. Trong giai đoạn từ năm 1959-1961, công trình được các kỹ sư hàng đầu của Việt Nam và Liên Xô tiến hành khảo sát, lên ý tưởng. Sau đó 3 năm, nhà máy thủy điện Thác Bà đi vào khởi công và đến năm 1971, công trình được khánh thành.

Toàn cảnh đập chính nhà máy thủy điện Thác Bà. Ảnh: EVN

Toàn cảnh đập chính nhà máy thủy điện Thác Bà. Ảnh: EVN

Dưới làn "mưa bom, bão đạn," hàng ngàn cán bộ, công nhân viên vẫn kiên cường vừa chiến đấu, vừa xây dựng và lắp đặt thiết bị. Nhà máy đã kịp thời cung cấp nguồn điện ổn định cho sinh hoạt của người dân miền Bắc, tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn. Đây cũng là nhiệm vụ chính của nhà máy trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt.

Năm 1995, theo Quyết định số 100/QĐ-BNL, Nhà máy Thủy điện Thác Bà thuộc Công ty Điện lực 1 chính thức trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đến năm 2006, quá trình cổ phần hóa được thực hiện và Công ty Thủy điện Thác Bà chuyển thành Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà.

>> Tỷ phú giàu thứ hai châu Á ấp ủ kế hoạch xây dựng nhà máy sản xuất chip trị giá 10 tỷ USD

Từ sau khi cổ phần hóa, với nhiều giải pháp đồng bộ từ việc lập kế hoạch đến điều hành sản xuất kinh doanh, Công ty đã đạt được những thành tựu vượt trội. Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm về tổng doanh thu, lợi nhuận, cổ tức đều ở mức cao, vượt kế hoạch đề ra.

Hệ thống cửa xả nước trong quá trình máy phát điện hoạt động. Ảnh: EVN

Hệ thống cửa xả nước trong quá trình máy phát điện hoạt động. Ảnh: EVN

Năm 2017, Công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch với sản lượng điện sản xuất đạt 490,98 triệu kWh, thiết lập kỷ lục sau 47 năm vận hành. Doanh thu đạt trên 372,3 tỷ đồng. Năm 2018, sản lượng điện đạt 445,89 triệu kWh (tăng 13% so với kế hoạch), doanh thu đạt 430,66 tỷ đồng (132% kế hoạch) và lợi nhuận sau thuế đạt hơn 205 tỷ đồng – mức cao nhất trong 47 năm vận hành. Công ty nhiều năm liền dẫn đầu tỉnh về nộp ngân sách nhà nước.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học - kỹ thuật, nhà máy thủy điện Thác Bà không chỉ tiếp tục cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất mà còn đảm nhận nhiều sứ mệnh khác. Công trình này kết hợp với các hồ thủy điện khác để điều tiết và giảm thiểu lũ lụt cho vùng đồng bằng, góp phần vào phát triển du lịch Yên Bái, cải tạo môi trường và duy trì hệ sinh thái tự nhiên.

Sau hơn 50 năm vận hành, từ một nhà máy bị tàn phá trong chiến tranh, cơ sở vật chất nghèo nàn, thiếu thốn, Nhà máy Thủy điện Thác Bà đã khẳng định được vai trò, vị trí là nhà máy thủy điện đầu tiên của ngành thủy điện Việt Nam.

>> Nhà máy thủy điện lớn thứ 5 miền Bắc, sở hữu đập đá đổ đầm nén bản mặt bê tông cốt thép đầu tiên ở Việt Nam

Nhà máy điện phân nhôm đầu tiên của Việt Nam đã được đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng

Nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trong thế kỷ XX của Việt Nam: Từng huy động đến 4 vạn công nhân xây dựng, sắp được mở rộng thêm 2 tổ máy

Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Công trình là 'con đầu lòng' của ngành thủy điện miền Bắc gánh trọng trách cao cả ở thời chiến lẫn thời bình
POWERED BY ONECMS & INTECH