Công ty quản lý nợ của Eximbank - đơn vị có cán bộ 'máy móc' đòi nợ 8,8 tỷ đồng vụ thẻ tín dụng làm ăn ra sao?

05-04-2024 11:47|Khởi Phong

Từng phát đi văn bản hồi tháng 10/2023 đòi nợ khách hàng 8,8 tỷ đồng cho dư nợ gốc thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng Eximbank ACM – cánh tay thu nợ của Eximbank chỉ đạt tổng doanh thu 72 tỷ đồng trong năm ngoái.

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – mã chứng khoán EIB) công bố tài liệu và chương trình dự kiến tại Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024.

Bên cạnh tình hình kinh doanh của Ngân hàng mẹ thì tình hình hoạt động của công ty con cũng là một nội dung được cổ đông quan tâm. Đặc biệt, Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (gọi tắt là Eximbank AMC) chính là nơi bắt đầu câu chuyện lùm xùm thẻ tín dụng vừa qua của Eximbank.

Theo tài liệu công bố, Eximbank AMC có vốn thực góp đến ngày 31/12/2023 là 300 tỷ đồng. Tổng doanh thu đạt 72 tỷ đồng, tăng 85% so với năm 2022, lợi nhuận trước thuế đạt 23,2 tỷ đồng.

Kết quả thực hiện công tác xử lý thu hồi nợ theo ủy thác của Eximbank:

- Tổng số nợ gốc thu hồi đạt 857 tỷ đồng, hoàn hành 148% kế hoạch

- Tổng thu lãi đạt 277 tỷ đồng, hoàn thành 136% kế hoạch

Vào tháng trước, sự việc thẻ tín dụng của Eximbank đã tạo nên làn sóng quan tâm mạnh mẽ từ công chúng. Sự việc bắt đầu từ việc một khách hàng được cho là nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng, 11 năm sau nhận thông báo nợ 8,8 tỷ đồng lan truyền trên mạng xã hội.

Văn bản thông báo nợ này chính do Công ty TNHH Một thành viên Quản lý nợ và khai thác tài sản – Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam gửi tới khách hàng.

Công ty quản lý nợ của Eximbank - đơn vị có cán bộ 'máy móc' đòi nợ 8,8 tỷ đồng vụ thẻ tín dụng làm ăn ra sao?

Sau đó chỉ vài ngày, những diễn biến liên tiếp của sự việc đã kéo hàng chục nghìn người vào những bình luận. Theo thống kê của YouNet Media - đơn vị phân tích dữ liệu mạng xã hội cho thấy so với thảo luận phát sinh trung bình/ngày ở các tin tiêu cực ngành ngân hàng năm 2023, vụ việc có Eximbank có lượng thảo luận cao hơn 2,5 lần. Tổng thảo luận về vụ việc này chỉ thấp hơn vụ ngân hàng SCB.

Nếu như 7 vụ khủng hoảng truyền thông ngành ngân hàng năm 2023 có số lượt thảo luận trung bình mỗi sự vụ là 48.500, trung bình mỗi ngày có 4.570 thảo luận, riêng vụ Eximbank có 84.300 thảo luận. Theo đó, mỗi ngày có 12.400 nghìn thảo luận - cao hơn 2,6 lần so với trung bình các sự vụ ngành ngân hàng năm 2023.

Ngay sau đó, Ngân hàng Nhà nước đã vào cuộc, yêu cầu Eximbank có báo cáo sự việc, công bố với khách hàng và truyền thông. Trong tuyên bố của mình, phía Eximbank cho biết, do cán bộ xử lý nợ “cứng nhắc”, bày tỏ sự “đáng tiếc” và khẳng định sẽ không thu 8,8 tỷ đồng của khách hàng.

Cho tới nay, sự việc chưa có thêm thông tin từ các bên liên quan.

>> Nhiều ông chủ ngân hàng vượt tỷ lệ sở hữu tối đa sẽ phải làm gì khi Luật Các tổ chức tín dụng mới có hiệu lực từ 01/7/2024?

Công ty Quản lý nợ của ACB “thất nghiệp” sau 20 năm thành lập, cả năm không phát sinh mua bán, doanh thu vỏn vẹn 3 triệu đồng

ACB thu về gần 1.600 tỷ đồng từ bancassurance trong cơn địa chấn khủng hoảng niềm tin chưa từng có của ngành bảo hiểm

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/cong-ty-quan-ly-no-cua-eximbank-don-vi-co-can-bo-may-moc-doi-no-88-ty-dong-vu-the-tin-dung-lam-an-ra-sao-229523.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công ty quản lý nợ của Eximbank - đơn vị có cán bộ 'máy móc' đòi nợ 8,8 tỷ đồng vụ thẻ tín dụng làm ăn ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH