Xã hội

Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ

Thái Hà 24/10/2024 00:13

Thời xưa, vua chúa thường dùng loại gỗ này để làm đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì vừa là hương liệu vừa là dược liệu.

Núi Sưa là một ngọn núi nhỏ nằm trong Công viên Bách Thảo (đường Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, TP. Hà Nội). Nơi đây nổi tiếng không chỉ bởi vẻ đẹp tự nhiên mà còn bởi những giá trị văn hóa, lịch sử gắn liền với nó. Ở phía Đông của núi có đền Sưa, được xây dựng vào thế kỷ XIX để thờ Huyền Thiên Hắc Đế – vị thần được tôn vinh vì công lao chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trên tấm biển của đền, dòng chữ "Sưa Sơn Lăng Miếu" thể hiện đây là ngôi miếu nằm trên núi Sưa.

Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ - ảnh 1
Những cây sưa đỏ ở Công viên Bách Thảo. Ảnh: Redsvn

Tên gọi của núi Sưa bắt nguồn từ loài cây được trồng phổ biến tại đây. Trên núi hiện có một quần thể gồm 40 cây sưa đỏ, nhiều trong số đó đã trên 100 năm tuổi. Điều đặc biệt là các cây sưa tại đây đến từ nhiều châu lục khác nhau như châu Mỹ, châu Phi, châu Đại Dương…

Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ - ảnh 2
Ở đây trồng các giống sưa đến từ nhiều châu lục. Ảnh: Internet

Cây sưa đỏ lớn nhất có đường kính khoảng 75cm, còn những cây nhỏ nhất cũng đạt đường kính hơn 10cm. Để bảo vệ loài cây quý hiếm này, xung quanh các gốc cây sưa luôn được trang bị hàng rào dây thép gai và hệ thống camera giám sát chặt chẽ.

Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ - ảnh 3
Tháng 3 được xem là mùa hoa sưa nở. Những chùm hoa trắng muốt phủ tuyết trắng cả một góc trời. Vào những ngày này, núi Sưa trong công viên Bách Thảo như "khoác" màu áo mới, khắp không gian đều được phủ màu trắng của hoa sưa. Ảnh: Báo Dân Trí

Sưa đỏ còn gọi là trắc thối, huỳnh đàn hay huê mộc vàng, có danh pháp khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain. Loài cây này nằm trong nhóm IA – nhóm các loài gỗ quý hiếm tại Việt Nam, bị nghiêm cấm khai thác và sử dụng cho mục đích thương mại. Khi đốt, gỗ sưa tạo ra tàn màu trắng đục và có mùi khó chịu, do đó được gọi là trắc thối. Cây có vỏ ngoài sần sùi, nhưng gỗ bên trong lại tỏa ra hương thơm dịu nhẹ và có độ bền cao. Đặc biệt, gỗ sưa có khả năng chịu nước rất tốt, không bị thấm hay mục nát dù ngâm trong bùn hay nước nhiều năm.

Gỗ sưa không chỉ được ưa chuộng trong sản xuất đồ nội thất và đồ mỹ nghệ cao cấp nhờ tính thẩm mỹ và phong thủy. Thời xưa, gỗ sưa đỏ được vua chúa sử dụng để làm nội thất cung đình, nhờ vào tính chất vừa là hương liệu, vừa là dược liệu quý.

Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ - ảnh 4
Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ - ảnh 5
Các cây sưa quý trong Công viên Bách Thảo đều được đánh số thứ tự, treo biển giới thiệu. Ảnh: An ninh Thủ đô

Một số sách của Trung Quốc như “Trung dược đại từ điển” và “Bản thảo cương mục” đều xem gỗ sưa đỏ có những công dụng y tế nhất định như cầm máu, giảm đau, chống huyết áp, bệnh đường ruột, nhuận khí, chữa bệnh tim và hoạt huyết. Gỗ sưa chỉ được đề cập là một loại có công dụng như thảo dược khi phối hợp với các loại dược liệu khác. Tuy nhiên, không sách nào mô tả cách chế biến gỗ sưa thành thuốc hay chứng minh trong gỗ sưa có chất nào mang ích lợi thảo dược.

Ngày nay, chỉ còn một số ít cây sưa đỏ được bảo tồn và lưu giữ tại các công viên và nhà chùa. Chính vì sự quý hiếm và giá trị đặc biệt, gỗ sưa đỏ được ví như "khối vàng lộ thiên".

Trên thị trường, thời điểm đắt đỏ nhất, một cây sưa đỏ từ 20 năm tuổi trở lên có thể được định giá hàng chục tỷ đồng, trong khi những cây cổ thụ có giá lên đến hàng trăm tỷ. Nhiều người giàu có sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn để sở hữu loại gỗ này vì giá trị phong thủy và tâm linh đặc biệt của nó.

>> Loại gỗ quý hiếm đứng trước nguy cơ ‘biến mất’ hoàn toàn

Ngôi nhà hơn 200 năm tuổi có kết cấu từ 9 loại gỗ khác nhau, được UNESCO công nhận là một trong những nhà cổ dân gian có kiến trúc tiêu biểu nhất Việt Nam

Cặp lục bình làm từ loại gỗ 'quý như kim cương' lập kỷ lục Việt Nam, phải mất 3 năm gia công mới hoàn thiện

Theo Thị trường Tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cong-vien-giua-trung-tam-ha-noi-trong-loai-go-quy-hiem-nhu-khoi-vang-lo-thien-phai-lap-day-thep-gai-camera-bao-ve-128867.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Công viên giữa trung tâm Hà Nội trồng loại gỗ quý hiếm như 'khối vàng lộ thiên', phải lắp dây thép gai, camera bảo vệ
    POWERED BY ONECMS & INTECH