Cung đường đèo ‘tử thần’ 12km nối liền ‘Dubai Việt Nam’ với xứ ‘rừng trầm, biển yến’, thách thức cả những tay lái kỳ cựu nhất

26-04-2024 10:47|Hoàng Giang

Không chỉ là cung đường đèo tuyệt đẹp, nơi này còn là “nhân chứng lịch sử” cho thời kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc.

Đèo Phượng Hoàng nằm trên tuyến đường quốc lộ 26, thuộc huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk. Đèo có tổng chiều dài 12km, nằm về phía đông của xã Ea Trang, huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk, giáp với xã Ninh Tây, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa. Khoảng cách từ đèo đến thị xã Ninh Hoà là khoảng 35km và cách thị trấn M’Drắk khoảng 30km.

M'Drắk còn được mệnh danh là "Dubai của Việt Nam" vì vùng đất này sở hữu màu xanh của núi rừng, màu đỏ của đất bazan cùng với thung lũng với những đồi cát trắng bao phủ.

Đèo Phượng Hoàng nằm trên tuyến đường quốc lộ 26, thuộc huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk (Ảnh Báo Dân tộc)

Đèo Phượng Hoàng nằm trên tuyến đường quốc lộ 26, thuộc huyện M'Drắk, tỉnh Đắk Lắk (Ảnh Báo Dân tộc)

Đèo Phượng Hoàng là tuyến đường nối “xứ trầm, biển yến” Khánh Hòa với Đắk Lắk. Để di chuyển thuận tiện, du khách nên chọn thời gian mùa khô tại Đắk Lắk, cụ thể là từ tháng 11 đến tháng 3 của năm sau. Trong thời gian này, trời thường không mưa, đường khô ráo và thời tiết đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ngắm cảnh. Tuy nhiên, du khách nên thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết khi di chuyển để đảm bảo an toàn.

Đèo Phượng Hoàng là tuyến đường nối “xứ trầm, biển yến” Khánh Hòa với Đắk Lắk (Ảnh Báo Dân tộc)

Đèo Phượng Hoàng là tuyến đường nối “xứ trầm, biển yến” Khánh Hòa với Đắk Lắk (Ảnh Báo Dân tộc)

Trước đây, đèo Phượng Hoàng từng được gọi là “đèo tử thần” do vị trí địa lý nguy hiểm, với nhiều khúc cua núi quanh co, phức tạp. Tuy nhiên, hiện nay, cung đường đã trải qua quá trình mở rộng và cải tạo, giúp cho việc di chuyển qua lại trở nên dễ dàng hơn nhiều. Sự cải tạo này đã thu hút một lượng lớn phượt thủ đến thăm Đèo Phượng Hoàng để thưởng ngoạn khung cảnh thiên nhiên. Chính vì sự hùng vĩ của thiên nhiên, đèo Phượng Hoàng được ví như cánh chim tung trời sải cánh giữa đại ngàn.

Trước đây, Đèo Phượng Hoàng từng được gọi là “đèo tử thần” do vị trí địa lý nguy hiểm, với nhiều khúc cua núi quanh co, phức tạp (Ảnh Báo Dân tộc)

Trước đây, Đèo Phượng Hoàng từng được gọi là “đèo tử thần” do vị trí địa lý nguy hiểm, với nhiều khúc cua núi quanh co, phức tạp (Ảnh Báo Dân tộc)

Mặc dù đã trải qua sự cải tạo nhưng đèo Phượng Hoàng vẫn giữ nguyên độ khó, thách thức những tay lái kỳ cựu nhất. Tại đây, bạn sẽ được trải nghiệm những con đường núi vòng quanh, những khúc cua hiểm trở, cùng với đó là sự hứng khởi khi vừa vượt đèo vừa được thưởng thức cảnh đẹp của thiên nhiên.

Trên hành trình khám phá đèo Phượng Hoàng, bạn sẽ bắt gặp những khung cảnh núi non kỳ vĩ với đồi núi, rừng cây và những thác nước trong xanh. Khi leo lên đỉnh đèo, bạn có thể ngắm nhìn cánh đồng lúa xanh mướt bên dưới chân đèo, cùng với những ngôi nhà nhỏ ẩn hiện phía xa xa.

Núi non trùng điệp trên đèo Phượng Hoàng (Ảnh Báo Dân tộc)

Núi non trùng điệp trên đèo Phượng Hoàng (Ảnh Báo Dân tộc)

Nếu nhìn qua hai bên sườn của đèo, bạn sẽ thấy núi non uốn lượn, với rừng cây già trăm năm. Không chỉ đẹp trên đèo, mà cả hành trình đi qua đèo cũng đẹp với nhiều điểm tham quan hấp dẫn, trong đó có thác Krông Kmar xinh đẹp. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của núi rừng ở đèo Phượng Hoàng chắc chắn sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời để bạn có những bức ảnh kỷ niệm để đời.

Bên cạnh đó, ít ai biết rằng khu vực đèo Phượng Hoàng đã từng phải chịu tổn thất nặng nề do chiến tranh. Cụ thể, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đèo Phượng Hoàng đã chịu tác động của việc rải chất phát quang của quân đội Mỹ, làm cho nhiều khu vực núi trở nên trơ trụi.

Empty
Đèo Phượng Hoàng trong những cuộc đua xe đạp (Ảnh Báo Pháp luật TP.HCM)

Đèo Phượng Hoàng trong những cuộc đua xe đạp (Ảnh Báo Pháp luật TP.HCM)

Vào tháng 3/1975, tại Đèo Phượng Hoàng đã diễn ra một chiến thắng quan trọng của Quân đội nhân dân Việt Nam khi ta đánh bại cuộc nhảy dù quy mô lớn của quân đội Ngụy, nhằm mục đích tái chiếm Buôn Ma Thuột. Suốt nhiều năm, nhờ vào sự nỗ lực của người dân M'Drắk và ngành lâm nghiệp, đèo Phượng Hoàng đã dần hồi phục, trở lại xanh tươi như ngày nay.

>> Khám phá cung đường ven biển 57km đẹp nhất Việt Nam, kết nối 2 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ

Chiêm ngưỡng cung đường đi bộ sát vách núi hiểm trở nhất Việt Nam dài 5km

Cung đường ven biển 120km tuyệt đẹp ôm trọn Hà Tĩnh, giúp tăng cường kết nối giao thông giữa 3 tỉnh miền Trung Việt Nam

6 siêu cao tốc dài nhất thế giới: Băng rừng, vượt núi, xuyên sa mạc, có cung đường dài đến 14.500km

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/cung-duong-deo-tu-than-12km-noi-lien-dubai-viet-nam-voi-xu-rung-tram-bien-yen-thach-thuc-ca-nhung-tay-lai-ky-cuu-nhat-d121390.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Cung đường đèo ‘tử thần’ 12km nối liền ‘Dubai Việt Nam’ với xứ ‘rừng trầm, biển yến’, thách thức cả những tay lái kỳ cựu nhất
POWERED BY ONECMS & INTECH