Các ngân hàng tăng vốn điều lệ với mục đích thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Mới đây, Ngân hàng UOB Việt Nam đã tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.000 tỷ đồng, thông qua việc “bơm” vốn từ ngân hàng mẹ UOB tại Singapore. Việc tăng vốn điều lệ này đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận theo công văn ngày 28/11.
>> Ngân hàng UOB tăng vốn điều lệ tới 60% chỉ trong 3 năm
Đây là lần tăng vốn điều lệ thứ 2 trong vòng 3 năm qua của ngân hàng UOB Việt Nam. Theo UOB, việc tăng vốn sẽ góp phần giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu chiến lược của mình trong 5 năm tới, với trọng tâm cụ thể là thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ bên cạnh các dịch vụ ngân hàng bán buôn.
Ngân hàng UOB Việt Nam công bố đã tăng vốn điều lệ từ 5 nghìn tỷ đồng lên 8 nghìn tỷ đồng |
Không chỉ ngân hàng UOB Việt Nam, nhiều ngân hàng thương mại khác cũng đang gấp rút tăng vốn điều lệ. Tính đến tháng 12/2023, đã có 25 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ. Trong đó, việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng này chủ yếu là từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Các ngân hàng được chấp thuận bao gồm Vietcombank, BIDV, MB, SeABank, ACB, VIB, TPBank, LPBank, BacA Bank, VietA Bank, VietBank, Techcombank, Eximbank, OCB, ABBank, SHB, BVBank, MSB, Kienlongbank, Nam A Bank, NCB, VPBank.
>> OCB tăng vốn điều lệ lên trên 20.500 tỷ đồng
Nhiều ngân hàng công bố kế hoạch trả cổ tức cho nhà đầu tư và phần lớn trả bằng cổ phiếu. Ước tính có khoảng hơn 1,5 tỷ cổ phiếu ngân hàng sẽ được phát hành trong nửa cuối năm.
Đối với khối NHTM nhà nước, BIDV (BID) vừa chốt ngày hưởng quyền nhận cổ tức vào 29/11, tỷ lệ 12,69%. Sau đợt chia cổ tức, vốn điều lệ của BIDV sẽ tăng từ 50.585 tỷ đồng lên hơn 57.004 tỷ đồng.
>> NHNN chấp thuận cho BIDV tăng vốn điều lệ lên hơn 57.000 tỷ đồng, dẫn đầu nhóm Big4
VietinBank (CTG) có kế hoạch phát hành cổ phiếu trả cổ tức theo tỷ lệ 11,7% từ nguồn lợi nhuận còn lại sau thuế và sau trích các quỹ năm 2020. Dự kiến, vốn điều lệ của VietinBank tăng từ hơn 48.000 tỷ đồng lên trên 53.700 tỷ đồng.
Vietcombank (VCB) chính thức tăng vốn điều lệ lên 55.890 tỷ đồng sau khi chia cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 18,1% từ nguồn lợi nhuận sau thuế và trừ các quỹ 2019 - 2020.
Eximbank (EIB) phát hành 265,5 triệu cổ phiếu để trả cổ tức với tỷ lệ 18% nhằm tăng vốn điều lệ lên 17.569 tỷ đồng. OCB dự kiến phát hành gần 685 triệu cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu để trả cổ tức với tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn điều lệ từ 13.699 tỷ đồng lên 20.548 tỷ đồng.
VPBank (VPB) vừa chào bán xong toàn bộ 30 triệu cổ phiếu quỹ cho nhân viên, giúp tăng tổng số cổ phiếu đang lưu hành lên hơn 6,7 tỷ cổ phiếu, ước tính thu về hơn 300 tỷ đồng. Ngoài ra, VPBank sẽ chi gần 8.000 tỷ đồng từ nguồn lợi nhuận năm 2022 để trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%.
SHB cũng vừa công bố nghị quyết của Hội đồng quản trị về phương án phát hành hơn 45 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động, với mức giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu, thu về 451 tỷ đồng, giúp tăng vốn điều lệ lên gần 37.000 tỷ đồng.
Ngân hàng SHB cũng vừa công bố phương án phát hành hơn 45 triệu cổ phiếu ESOP |
Ngoài ra, HDBank (HDB) đã có nghị quyết thông qua việc phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động. Techcombank cũng công bố thông tin về việc phát hành gần 5,3 triệu cổ phần theo chương trình ESOP năm 2023 để tăng vốn điều lệ lên thêm gần 523 tỷ đồng.
SeABank (SSB) dự kiến phát hành 42 triệu cổ phiếu ESOP năm nay. Đối tượng được mua là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, cán bộ nhân viên của SeABank và các công ty con của SeABank, thỏa mãn các tiêu chí, điều kiện theo quy định. Giá phát hành sẽ là 12.000 đồng/cổ phiếu.
Ngân hàng UOB tăng vốn điều lệ tới 60% chỉ trong 3 năm
Sonadezi Châu Đức (SZC) sắp tăng vốn điều lệ thêm 1.200 tỷ đồng