Kiến thức

Cường quốc gần Việt Nam 'điều' tàu ngầm lặn sâu 4,5km dưới đáy biển để thực hiện thám hiểm quan trọng, củng cố năng lực cạnh tranh với phương Tây

Manh Lan 13/08/2024 11:22

Con tàu này đã từng xuống tới độ sâu tối đa 7.062m tại Rãnh Mariana vào tháng 6/2012.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đang thực hiện cuộc thám hiểm dãy núi dưới biển Magellan, một trong những khu vực ít được khảo sát nhất trên Trái Đất, bằng tàu lặn Giao Long của Trung Quốc, có khả năng lặn sâu tới hơn 7.000m.

Cuộc thám hiểm kéo dài 45 ngày đã bắt đầu vào ngày 10/8, với mục tiêu khám phá dãy núi dưới biển Magellan, theo Interesting Engineering. Đội ngũ gồm 60 chuyên gia quốc tế trên tàu mẹ Shenhai Yihao, trong đó có các nhà nghiên cứu từ Trung Quốc đại lục, Hong Kong và 8 quốc gia khác bao gồm Australia, Tây Ban Nha, Canada, Mexico, Singapore, Bangladesh, Nigeria và Colombia. Dẫn đầu nhóm là Giáo sư Qiu Jianwen, Phó Trưởng khoa Sinh vật học tại Đại học Hong Kong Baptist. Tàu Shenhai Yihao và Giao Long dự kiến sẽ tạm dừng ở Hong Kong từ ngày 23 đến 25/9 trong hành trình trở về.

Cường quốc gần Việt Nam 'điều' tàu ngầm lặn sâu 4,5km dưới đáy biển để thực hiện thám hiểm quan trọng, củng cố năng lực cạnh tranh với phương Tây - ảnh 1
Tàu lặn Giao Long. Ảnh: Comra/CGTN

Trong chuyến thám hiểm này, các nhà nghiên cứu sẽ thực hiện 18 chuyến lặn để khảo sát kỹ lưỡng dãy núi Magellan. Dãy núi này kéo dài về phía đông từ rãnh Mariana, nơi sâu nhất dưới đại dương, nằm ở vùng biển giữa Nhật Bản và đảo New Guinea. Vị trí này được chọn do đặc điểm địa chất độc đáo của nó, giúp tăng cường hiểu biết về đa dạng sinh học, địa hình học, núi lửa dưới biển, tài nguyên khoáng sản, tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.

Theo Xu Xuewei, Phó Giám đốc Trung tâm Biển sâu Quốc gia thuộc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc, người chịu trách nhiệm chính cho nhiệm vụ này, chia sẻ, các thiết bị lấy mẫu nước biển sâu, tàu đổ bộ và các thiết bị khác sẽ được sử dụng cùng với tàu Giao Long để nghiên cứu sinh học và môi trường sống của núi ngầm.

Trung Quốc đang tăng cường năng lực thám hiểm hải dương để cạnh tranh với phương Tây. Năm 2020, tàu lặn Striver của Trung Quốc đã đạt đến độ sâu hơn 10.900 m tại điểm sâu nhất từng biết ở rãnh Mariana. Chuyến thám hiểm hiện tại là một phần của chương trình nghiên cứu và bảo tồn Ocean Decade của Liên Hợp Quốc. Theo Tân Hoa Xã, tàu Giao Long hoạt động hiệu quả trong việc thu thập mẫu vật mà ít gây tác động đến môi trường. Trong nhiệm vụ này, tàu sẽ thu thập các tổ chức sinh vật biển sâu, nước biển, trầm tích, san hô và vi sinh vật. Trước đó, vào tháng 4/2018, Trung Quốc đã gửi một đội tới dãy núi Magellan để thu thập mẫu đá và sinh vật biển bằng robot biển sâu.

*Theo Interesting Engineering

>> Con tàu đắm mang theo 'kho báu' 128.000 tỷ đồng chìm xuống đáy đại dương: Chứa gần 400 thỏi bạc cùng nhiều kim loại quý giá, gần 400 năm trôi qua vẫn chưa được tìm thấy

Con tàu mất tích gần 1 thế kỷ tại khu vực ‘tam giác quỷ’ bất ngờ xuất hiện khiến nhiều người kinh ngạc

Đội đào kim cương phát hiện con tàu đắm chở ‘kho báu’ đầy vàng trị giá gần 300 tỷ đồng, hé lộ bí ẩn làm thay đổi hoàn toàn lịch sử động vật học

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/cuong-quoc-gan-viet-nam-dieu-tau-ngam-lan-sau-45km-duoi-day-bien-de-thuc-hien-tham-hiem-quan-trong-cung-co-nang-luc-canh-tranh-voi-phuong-tay-125350.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Cường quốc gần Việt Nam 'điều' tàu ngầm lặn sâu 4,5km dưới đáy biển để thực hiện thám hiểm quan trọng, củng cố năng lực cạnh tranh với phương Tây
POWERED BY ONECMS & INTECH