Du ngoạn

Dài vượt 500km, đây là hẻm núi trên đất liền lớn nhất thế giới, độ sâu từ đỉnh xuống đáy lên đến 6.000m

Dương Uyển Nhi 13/08/2024 22:00

Hẻm núi này được hình thành khoảng 3 triệu năm trước khi các lực kiến tạo nâng vỏ Trái Đất.

Hẻm núi Yarlung Tsangpo, nằm trong khu tự trị Tây Tạng, là hẻm núi lớn nhất trên đất liền thế giới, kéo dài 505km và có độ sâu tối đa là 6.096m từ đỉnh đến đáy. Hẻm núi này thậm chí dài hơn cả Hẻm núi lớn Grand Canyon ở Arizona và sâu hơn bất kỳ hẻm núi nào khác đã biết trên đất liền.

Hẻm núi Yarlung Tsangpo, nằm trong khu tự trị Tây Tạng, là hẻm núi lớn nhất trên đất liền thế giới, kéo dài 505km và có độ sâu tối đa là 6.096m từ đỉnh đến đáy (Ảnh: Visual China)

Hẻm núi Yarlung Tsangpo, nằm trong khu tự trị Tây Tạng, là hẻm núi lớn nhất trên đất liền thế giới, kéo dài 505km và có độ sâu tối đa là 6.096m từ đỉnh đến đáy (Ảnh: Visual China)

Tên của hẻm núi xuất phát từ sông Yarlung Tsangpo, được mệnh danh là "Everest của các dòng sông" bởi độ khó tiếp cận và có độ cao trung bình lên đến 4.000m, lớn nhất trong số các con sông lớn trên thế giới. Phần thượng nguồn của sông Yarlung Tsangpo bắt đầu từ sông băng Angsi ở phía tây Tây Tạng, rồi chảy ngoằn ngoèo về phía đông qua cao nguyên Tây Tạng trước khi bất ngờ đổi hướng về phía tây nam để hội tụ vào sông Brahmaputra.

(Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA)

(Ảnh: Đài quan sát Trái Đất NASA)

Khu vực hẻm núi này bao gồm một số địa hình gồ ghề và ít được khám phá nhất trên thế giới, đặc biệt là vùng hiểm trở tại khu tự trị Tây Tạng, nơi nó cắt ngang qua hai đỉnh núi cao chót vót: Namcha Barwa (7.782m) và Gyala Peri (7.294m). Tại điểm sâu nhất giữa hai đỉnh này, hẻm núi đạt độ sâu 6.009m từ đỉnh đến đáy, sâu gấp ba lần so với Hẻm núi lớn. Độ sâu trung bình của hẻm Yarlung Tsangpo là 2.270m.

Độ sâu trung bình của hẻm Yarlung Tsangpo là 2.270m (Ảnh: Internet)

Độ sâu trung bình của hẻm Yarlung Tsangpo là 2.270m (Ảnh: Internet)

Hẻm núi này được hình thành khoảng 3 triệu năm trước khi các lực kiến tạo nâng vỏ Trái Đất, khiến dòng sông Yarlung Tsangpo ăn sâu vào địa hình, gây ra sự xói mòn mạnh mẽ.

Hẻm núi này được hình thành khoảng 3 triệu năm trước khi các lực kiến tạo nâng vỏ Trái Đất (Ảnh: China Tours)

Hẻm núi này được hình thành khoảng 3 triệu năm trước khi các lực kiến tạo nâng vỏ Trái Đất (Ảnh: China Tours)

Không chỉ vậy, hẻm núi này còn là nơi sinh sống của cây cao nhất từng được phát hiện ở châu Á - một cây bách cao 102m, vượt qua cả chiều cao của tượng Nữ thần Tự do. Nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh đã đo chiều cao của cây này vào tháng 5/2023 trong một cuộc khảo sát sinh thái nhằm bảo tồn hệ sinh thái độc đáo của khu tự trị Tây Tạng.

Hình ảnh về loại cây cao nhất châu Á được phát hiện (Ảnh: Đại học Bắc Kinh)

Hình ảnh về loại cây cao nhất châu Á được phát hiện (Ảnh: Đại học Bắc Kinh)

Hiện vẫn chưa xác định rõ cây bách này thuộc loài nào, dù một số báo cáo từ Trung Quốc cho rằng nó có thể là cây bách Himalaya (Cupressus torulosa) hoặc cây bách Tây Tạng (Cupressus gigantea).

Theo Live Science

>> Láng giềng Việt Nam san phẳng 700 ngọn núi để thực hiện dự án 11 tỷ USD phục vụ 500.000 cư dân khiến cả thế giới kinh ngạc

Vùng đất 'cất giấu' toàn gỗ quý 'đắt ngang kim cương' ở Việt Nam, xa xưa người dân từng chặt làm củi

Ngọn hải đăng 55m cao nhất Việt Nam, tầm nhìn ngoạn mục bao trọn di sản thiên nhiên thế giới

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dai-vuot-500km-day-la-hem-nui-tren-dat-lien-lon-nhat-the-gioi-do-sau-tu-dinh-xuong-day-len-den-6000m-d130309.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Đặc sắc
Nổi bật Người quan sát
Dài vượt 500km, đây là hẻm núi trên đất liền lớn nhất thế giới, độ sâu từ đỉnh xuống đáy lên đến 6.000m
POWERED BY ONECMS & INTECH