Thế giới

Đàm phán thuế quan chưa kết thúc, dệt may Việt vẫn 'căng như dây đàn' dù đã nhận tin vui từ ông Trump

Minh Lan 29/05/2025 01:27

Năm ngoái, gần 17% hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc được xuất khẩu tới Mỹ. Tỷ lệ của Việt Nam cao hơn đáng kể - ở mức 38%.

Các nhà sản xuất hàng may mặc tại Trung Quốc và Việt Nam tạm thở phào nhẹ nhõm vào ngày 25/5 vừa qua, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng nước Mỹ “không nhắm đến việc sản xuất giày thể thao và áo phông”.

Tuy nhiên, giới doanh nghiệp không vì thế mà thay đổi kế hoạch – đơn giản vì họ đã quá quen với những thay đổi chóng mặt trong chính sách thuế quan dưới thời ông Trump.

Đàm phán chưa ngã ngũ, mặt hàng chủ lực của Việt Nam dè dặt không dám đặt cược vào thị trường Mỹ? - ảnh 1
Ảnh minh họa

Trung Quốc và Việt Nam – hai trung tâm xuất khẩu quần áo lớn nhất thế giới – vẫn đang đối mặt với nhiều bất ổn. Cả hai quốc gia hiện trong thời gian “đình chiến” 90 ngày với Washington để tìm cách tránh đợt tăng thuế tiếp theo.

Trong bối cảnh đó, tuyên bố gần đây của ông Trump có thể xem là một tín hiệu tích cực: Chính quyền Mỹ dường như thừa nhận rằng ngành dệt may không nằm trong mục tiêu phục hưng sản xuất nội địa. “Chúng tôi không tìm cách sản xuất giày thể thao và áo phông. Chúng tôi có thể làm điều đó ở những nơi khác rất tốt. Mỹ đang tập trung vào chip, máy tính, xe tăng và tàu chiến”, ông Trump nói.

Tạm thời thở phào nhưng vẫn lo lắng

“Các nhà xuất khẩu dệt may của Việt Nam, ít nhất là lúc này, đang tạm thời thở phào. Mỹ hiếm khi thực tế như lần này: Họ đã bắt đầu hiểu rằng không phải nhà máy nào cũng cần phải đặt ở nước họ”, ông Dan Martin, cố vấn kinh doanh quốc tế tại công ty tư vấn Dezan Shira & Associates, chia sẻ.

Dẫu vậy, ông nhấn mạnh thêm: “Chừng nào những lời trấn an chưa đi kèm với chính sách cụ thể, thì các doanh nghiệp khó có thể thay đổi đánh giá rủi ro hay điều chỉnh kế hoạch dự phòng của mình”.

Sau khi ông Trump tăng thuế đối với hàng hóa từ hàng chục quốc gia, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam vào ngày 2/4 – Mỹ đã có động thái hạ nhiệt cuộc chiến thương mại toàn cầu trong vài tuần gần đây. Giữa tháng 4, Washington tạm dừng phần lớn các loại thuế “có đi có lại” trong vòng 90 ngày, giúp mức thuế với hàng hóa Việt Nam giảm từ 46% xuống còn 10%.

Đàm phán chưa ngã ngũ, mặt hàng chủ lực của Việt Nam dè dặt không dám đặt cược vào thị trường Mỹ? - ảnh 2
Thuế đối ứng của ông Trump đối với các nền kinh tế

Một tháng sau đó, Mỹ và Trung Quốc cũng đạt được thỏa thuận giảm thuế lẫn nhau trong thời gian 90 ngày: Mỹ hạ mức thuế cao nhất đối với hàng Trung Quốc từ 145% xuống 30%, trong khi Trung Quốc cũng giảm thuế nhập khẩu từ Mỹ từ 125% xuống còn 10%.

Đặt cược vào thị trường Mỹ?

Tuy nhiên, hướng đi tiếp theo của chính sách thuế quan Mỹ vẫn rất khó đoán. Năm ngoái, gần 17% hàng dệt may và may mặc của Trung Quốc được xuất khẩu tới Mỹ. Tỷ lệ của Việt Nam cao hơn đáng kể - ở mức 38%.

Zhou – chủ một nhà máy sản xuất chăn ga gối đệm và rèm cửa tại Chiết Giang, Trung Quốc – cho biết bà không mấy bận tâm đến lời nói của ông Trump. “Chính sách Mỹ thay đổi theo từng ngày và đó là điều tệ nhất khi làm kinh doanh. Hôm nay họ nói không cần sản xuất dệt may trong nước, nhưng ai biết ngày mai thì sao? Không ai trong ngành này dám đặt cược vào thị trường Mỹ nữa”, bà nói.

Kể từ năm 2014, bà Zhou đã cung cấp hàng cho thị trường Mỹ, nhưng đang giảm dần sự phụ thuộc. Giờ đây, Mỹ chỉ chiếm chưa đến 25% doanh số của công ty bà.

Tham khảo SCMP

>> Doanh nghiệp Trung Quốc tự tin tăng trưởng gấp 10 lần tại Mỹ, lộ diện mặt hàng chủ lực có thể 'đánh bật' thuế quan

Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới bất ngờ sử dụng 'chiêu kép' trong lúc đàm phán thuế quan nghẹt thở

ASEAN bàn chuyện thuế quan, Biển Đông và Myanmar

Theo thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn
http://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/nhip-song-do-day/dam-phan-chua-nga-ngu-mat-hang-chu-luc-cua-viet-nam-de-dat-khong-dam-dat-cuoc-vao-thi-truong-my-143425.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Đàm phán thuế quan chưa kết thúc, dệt may Việt vẫn 'căng như dây đàn' dù đã nhận tin vui từ ông Trump
    POWERED BY ONECMS & INTECH