Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

10-03-2023 09:43|Hồ Nga

Manulife Việt Nam ghi nhận lỗ lũy kế gần 8.000 tỷ đồng đến hết năm 2021.

Manulife “dính” scandal liên quan tiền tiết kiệm và bảo hiểm

Như tin đã đưa, Cục Quản lý Giám sát Bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa có phiếu chuyển đơn tố cáo gửi Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - Bộ Công an).

Bộ Tài chính cho biết đã nhận được đơn tố cáo các công dân liên quan đến việc giới thiệu, tư vấn mua bảo hiểm của nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB (đại lý của Công ty TNHH Manulife Việt Nam).

Các đơn thư cùng tố giác việc đại lý bảo hiểm có hành vi lừa đảo, giả mạo để ký hợp đồng bảo hiểm và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xác minh, khởi tố hình sự để điều tra, đưa ra truy tố, xét xử cá nhân, tập thể lừa đảo; buộc ngân hàng SCB và Manulife giải quyết trả lại tiền cho người mua sản phẩm bảo hiểm. Nội dung đơn thư tố cáo nêu rõ tình trạng người dân đi gửi tiết kiệm bị biến thành bảo hiểm nhân thọ.

Trước thông tin này, Manulife lên tiếng cho biết đã tiếp nhận thông tin từ khách hàng về trải nghiệm khi tham gia sản phẩm bảo hiểm liên kết có tên "Tâm an đầu tư", được phân phối thông qua SCB nên đã yêu cầu hủy hợp đồng trước hạn. Tại bản thông cáo, Manulife cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc xử lý các yêu cầu của khách hàng.

Câu chuyện của Manulife đối với vụ việc, kết luận của cơ quan điều tra đều chưa đến hồi kết, khách hàng và những bên liên quan vẫn còn một thời gian chờ đợi nữa mới có được câu trả lời.

Hiện tại, nhiều nhà đầu tư, giới chuyên môn, và cả những người quan tâm cũng rất tò mò xem Manulife đang làm ăn ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Manulife kinh doanh bết bát, lỗ lũy kế gần 8.000 tỷ đồng đến hết 2021

Hiện tại Manulife Việt Nam chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2022. Tuy vậy tình hình kinh doanh những năm 2021 trở về trước của riêng Manulife không khả quan, thua lỗ triền miên. Nghịch lý là, doanh thu tăng mạnh nhưng kết quả lại lỗ lớn.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Báo cáo tài chính riêng năm 2021 ghi nhận doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Manulife đạt 21.145 tỷ đồng, tăng trưởng 7,3% so với năm 2020. Tuy vậy doanh thu tăng thì lỗ lại càng lớn. Năm 2021 Manulife lỗ 4.741 tỷ đồng – tăng mạnh so với số lỗ 1.642 tỷ đồng ghi nhận trong năm 2020. Tính sơ, số lỗ năm 2021 tăng đến 3.100 tỷ đồng so với năm 2020. Nâng tổng lỗ lũy kế đến 31/12/2021 lên đến 7.960 tỷ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến năm 2021 lỗ lớn là do chi bồi thường và trả tiền bảo hiểm, chi phí tài chính, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng mạnh. Trong dó chi phí trả bảo tức, cổ tức tăng khoảng 360 tỷ đồng so với cùng kỳ, lên 1.540 tỷ đồng. Chi do hủy bỏ hợp đồng 618 tỷ đồng, tăng 108 tỷ đồng so với cùng kỳ. Các khoản chi bồi thường nằm viện và chi phí thuốc men cũng tăng mạnh khoảng 190 tỷ đồng so với cùng kỳ…

Công ty con: Hai quỹ mở đều lỗ nặng năm 2022

Báo cáo tài chính năm 2021 ghi nhận Manulife có 1 công ty con là Công ty TNHH Quản lý Quỹ Manulife Investment (Việt Nam – MIMV) do Manulife Việt Nam sở hữu 100% vốn. Công ty thành lập năm 2005 nhằm lập và quản lý các quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.

Công ty con này có 2 quỹ đầu tư là Quỹ đầu tư Cân bằng Manulife (MAFBAL) và Quỹ đầu tư cổ phiếu Manulife (MAFEQI). Dù Manulife Việt Nam chưa công bố kết quả kinh doanh năm 2022, nhưng 2 quỹ đầu tư của Manulife Investment Management đã công bố thông tin báo cáo quỹ mở quý 4/2022.

Quỹ đầu tư Cân bằng Manulife (MAFBAL)

Cơ cấu danh mục đầu tư của Quỹ đầu tư cân bằng Manulife gồm hơn 122,7 tỷ đồng vào các cổ phiếu niêm yết; 79 tỷ đồng vào các loại trái phiếu, còn lại là các tài sản khác và tiền… Tổng giá trị danh mục hơn 271 tỷ đồng.

Các cổ phiếu mà MAFBAL đang nắm giữ, nhiều nhất là FPT, VCB và MWG với tổng gá trị đầu tư mỗi loại từ 12,2 đến 13,5 tỷ đồng. Ngoài ra giá trị cổ phiếu REE, VNM, VHC, BMP và ACB cũng từ 6 đến hơn 8 tỷ đồng…

Các trái phiếu mà MAFBAL đang nắm giữ có tổng giá trị 79 tỷ đồng trong đó các trái phiếu của VND có giá trị hơn 42 tỷ đồng và các trái phiếu VHM có giá trị hơn 26 tỷ đồng.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Quỹ đầu tư cân bằng Manulife - MAFBAL báo cáo “Thu nhập, doanh thu hoạt động đầu tư” năm 2022 ghi âm hơn 45,3 tỷ đồng trong đó lỗ bán các khoản đầu tư gần 29 tỷ đồng và ghi âm hơn 27 tỷ đồng chênh lệch do tăng/giảm đánh giá lại các khoản đầu tư chưa thực hiện. Con số này của năm 2021 ghi dương gần 59 tỷ đồng trong đó lãi bán các khoản đầu tư đã hơn 40 tỷ đồng.

Ngoài ra thêm phần chi phí hoạt động quỹ… dẫn đến số lỗ hơn 50,4 tỷ đồng cả năm 2022 trong khi năm 2021 ghi lãi 54,6 tỷ đồng.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Quỹ đầu tư cổ phiếu Manulife (MAFEQI)

Đối với quỹ đầu tư cổ phiếu Manulife (MAFEQI), danh mục đầu tư tính đến hết năm 2022 có tổng giá trị hơn 595 tỷ đồng – tất cả đều đầu tư vào các cổ phiếu. Trong số đó khoản đầu tư lớn nhất vào cổ phiếu VCB có giá trị hơn 58,5 tỷ đồng. Lớn thứ 2 là khoản đầu tư vào cổ phiếu MWG có giá trị gần 44 tỷ đồng.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Đối với tình hình hoạt động trong năm 2022, quỹ MAFEQI ghi nhận “thu nhập, doanh thu hoạt động đầu tư” trong kỳ lỗ 247 tỷ đồng, trong đó riêng lỗ bán các khoản đầu tư gần 140 tỷ đồng. Trừ các chi phí, kết quả hoạt động đầu tư trong năm ghi lỗ sau thuế gần 264 tỷ đồng, trong khi đó cùng kỳ năm 2021 lãi hơn 112 tỷ đồng.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Hiện tại nhà đầu tư vẫn đang chờ Manulife Việt Nam công bố kết quả kinh doanh quý 4 và cả năm 2022. Tuy nhiên nhìn hoạt động của công ty con phần nào nhìn được bức tranh kinh doanh của Manulife Việt Nam năm 2022.

Manulife Việt Nam: Nợ phải trả gia tăng nhanh chóng

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Những năm gần đây Manulife thực hiện tăng vốn điều lệ nhanh chóng. Nếu như trước 2015 đang dưới 1.000 tỷ đồng, thì chỉ 3 năm sau đó, năm 2017 vốn điều lệ đã lên trên 5.700 tỷ đồng. Năm 2020 vốn điều lệ vượt 13.000 tỷ đồng và kết thúc năm 2021 vốn điều lệ Manulife vượt 22.200 tỷ đồng.

Cùng với việc tăng nhanh vốn điều lệ, tổng tài sản của Manulife cũng gia tăng từ khoảng 13.200 tỷ đồng hết năm 2015 lên trên gần 36.200 tỷ đồng năm 2018. Và kết thúc năm 2021 tổng tài sản công ty đạt gần 93.000 tỷ đồng.

Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?

Tuy tài sản gia tăng nhưng nợ phải trả của Manulife Việt Nam cũng tăng mạnh, từ dưới 29.000 tỷ đồng năm 2018 lên gần 78.600 tỷ đồng đến hết năm 2021. Tỷ lệ nợ phải trả/tổng tài sản cuối năm 2021 lên trên 84%.

Chia tay Manulife, Techcombank (TCB) chi 55 tỷ đồng mở doanh nghiệp bảo hiểm

Phải chi 1.800 tỷ đồng cho Manulife khi chia tay, Techcombank nói gì?

Bài thuộc chủ đề Bảo hiểm
Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/dang-dinh-scandal-lien-quan-bao-hiem-tinh-hinh-kinh-doanh-cua-manulife-ra-sao-172904.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đang “dính” scandal liên quan bảo hiểm, tình hình kinh doanh của Manulife ra sao?
    POWERED BY ONECMS & INTECH