‘Đánh bại’ Apple về số smartphone xuất xưởng, lợi nhuận tăng phi mã hơn 900%, chiến thần Hàn Quốc sở hữu ‘vũ khí’ không thể đùa

30-04-2024 19:05|Bạch Linh

Gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc cho biết lợi nhuận hoạt động của mình đã tăng lên 6,61 nghìn tỷ won (4,85 tỷ USD) trong quý I năm nay, khi mảng kinh doanh chip có lãi trở lại.

Ngày 30/4, Samsung Electronics đã báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2024. Theo đó, doanh thu của hãng đạt 71,92 nghìn tỷ won (52,3 tỷ USD), lợi nhuận hoạt động đạt 6,61 nghìn tỷ won. Doanh thu quý I tăng 12,81% so với cùng kỳ năm 2023, còn lợi nhuận hoạt động tăng 932,8%.

Trước đó, Samsung cho biết lợi nhuận dự kiến đạt 6,6 nghìn tỷ won, tăng 931% so với một năm trước và doanh thu dự kiến đạt 71 nghìn tỷ won. Năm 2023, gã khổng lồ điện tử Hàn Quốc ghi nhận khoản lỗ kỷ lục do ngành công nghiệp quay cuồng với sụt giảm nhu cầu hậu Covid-19.

Được biết, hiệu quả hoạt động của công ty đến từ doanh số bán dòng điện thoại thông minh hàng đầu Galaxy S24 vững chắc, cùng giá các sản phẩm chất bán dẫn cao hơn.

Các nhà phân tích của ngân hàng Citi đánh giá tăng trưởng trong hoạt động kinh doanh bộ nhớ NAND flash của Samsung là do nhu cầu điện toán AI. Họ cũng dự đoán HDD sẽ là “nút cổ chai” tiếp theo trong điện toán AI, đặc biệt là đào tạo AI. Và Samsung sẽ là một trong những công ty được hưởng lợi lớn nhất từ điều này.

‘Đánh bại’ Apple về số smartphone xuất xưởng, lợi nhuận tăng phi mã hơn 900%, chiến thần Hàn Quốc sở hữu ‘vũ khí’ không thể đùa
Samsung Electronics cho biết lợi nhuận hoạt động của mình đã tăng lên 6,61 nghìn tỷ won (4,85 tỷ USD) trong quý I năm nay, khi mảng kinh doanh chip có lãi trở lại

Samsung là nhà sản xuất chip nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) lớn nhất thế giới - bộ phận thường dùng trong một loạt các thiết bị tiêu dùng bao gồm điện thoại thông minh và máy tính. Công ty kỳ vọng quý II sẽ tiếp tục được thúc đẩy bởi nhu cầu AI tạo sinh (generative AI), còn nhu cầu di động vẫn ổn định.

Ngược lại, họ dự đoán nhu cầu máy tính bị ảnh hưởng do tính thời vụ, dẫn đến việc khách hàng điều chỉnh hàng tồn kho trước khi ra mắt sản phẩm mới vào nửa cuối năm 2024.

Trong cuộc họp báo cáo kết quả kinh doanh, Samsung cũng cảnh báo về rủi ro khi bất ổn địa chính trị leo thang và chi phí tiếp tục tăng, nhất là bộ nhớ. Lợi nhuận quý II dự kiến giảm nhẹ so với quý I và quý III. Theo đó, hãng đang tập trung vào năng lực cạnh tranh về giá trong suốt quá trình R&D, sản xuất và bán hàng để đạt lợi nhuận ổn định. Tính năng trí tuệ nhân tạo Galaxy AI sẽ được mở rộng sang các sản phẩm chủ lực hiện tại và sắp ra mắt để thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa.

Đầu tháng này, Samsung được chính quyền Mỹ phê duyệt tài trợ tối đa 6,4 tỷ USD để sản xuất chip tại Texas. Samsung và TSMC – xưởng đúc chip lớn nhất thế giới cũng sẽ phải cạnh tranh với Rapidus, một liên doanh sản xuất chip của Nhật Bản. Bên cạnh đó, còn những lo ngại về việc Samsung có thể mất vị trí số 1 vào tay đối thủ hàng đầu SK Hynix.

Ngoài ra, việc đồng won Hàn Quốc giảm giá gần 7% so với đồng USD từ đầu năm tới nay đã tác động tích cực đến lợi nhuận hoạt động toàn công ty. Theo International Data Corp, trong quý I, Samsung đã lấy lại vị trí dẫn đầu về lượng smartphone xuất xưởng sau khi để mất ngôi vương vào tay Apple hồi năm 2023.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cũng nhấn mạnh để duy trì đà tăng trưởng của mình, Samsung Electronics cần tập trung đẩy nhanh sự phát triển ở các lĩnh vực mới nổi như bộ nhớ băng thông cao (HBM).

>> Những tượng đài như Samsung hay LG tụt lại phía sau trong cuộc đua bán dẫn, phép màu kinh tế của Hàn Quốc thực sự đã kết thúc?

Giới trẻ Hàn Quốc ngừng tiêu pha xa xỉ vì lạm phát

Hàn Quốc: Mỗi trẻ mới sinh có thể nhận 1,9 tỷ đồng tiền mặt

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/danh-bai-apple-ve-so-smartphone-xuat-xuong-loi-nhuan-tang-phi-ma-hon-900-chien-than-han-quoc-so-huu-vu-khi-khong-the-dua-233004.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    ‘Đánh bại’ Apple về số smartphone xuất xưởng, lợi nhuận tăng phi mã hơn 900%, chiến thần Hàn Quốc sở hữu ‘vũ khí’ không thể đùa
    POWERED BY ONECMS & INTECH