Bất động sản

'Đầu tàu' kinh tế cả nước sẽ hình thành 12 trung tâm thương mại dưới lòng đất ở các khu vực trọng điểm

Chi Chi 13/06/2024 13:00

Trong tương lai, TP. HCM sẽ hình thành 12 trung tâm thương mại dưới lòng đất nhằm nâng cao hạ tầng của thành phố và phát triển thương mại cho các doanh nghiệp trong khu vực.

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP. HCM đến năm 2040, tầm nhìn năm 2060 xác định 12 khu vực trung tâm thương mại ngầm dưới lòng đất mà thành phố có thể triển khai trong tương lai.

Theo đó, đồ án đề xuất chia TP. HCM thành 4 khu vực trọng điểm cần nghiên cứu để phát triển không gian ngầm gồm: Trung tâm TP hiện hữu (930ha), trung tâm Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức), trung tâm Chợ Lớn - Phú Thọ (khu quận 5-10) và trung tâm Hòa Hưng - Cộng Hòa (ga Hòa Hưng quận 3 và khu Cộng Hòa quận Tân Bình).

TP. HCM sẽ có 12 trung tâm thương mại ngầm. Ảnh minh họa

TP. HCM sẽ có 12 trung tâm thương mại ngầm. Ảnh minh họa

Tại 4 khu vực trọng điểm này sẽ có tổng cộng 23 khu vực phát triển không gian ngầm gồm 12 không gian ngầm thương mại, 7 không gian ngầm nhà ga và 4 không gian ngầm đặc thù. Bên cạnh đó, thành phố có thể nghiên cứu thêm 3 không gian ngầm bên ngoài là hầm tích hợp mở rộng cầu Phú Mỹ (quận 7), khu vực nhà ga Trường Chinh – Âu Cơ (quận Tân Bình), khu vực nhà ga công viên Gia Định (quận Gò Vấp).

>> Giữa lòng khu kinh tế bao quanh vịnh Vân Phong hình thành thêm 2 điểm đến nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí

Với khu trung tâm TP. HCM hiện hữu sẽ có tổng cộng 8 khu vực phát triển không gian ngầm, trong đó 5 không gian ngầm thương mại (khu vực đường Lê Lợi và đường Nguyễn Huệ, công viên Lê Văn Tám, công viên 23/9, khu ga Ba Son của Metro 1, ga Tân Cảng và khu dân cư) và 3 không gian ngầm đặc thù (bến Bạch Đằng và đường Tôn Đức Thắng, ga Bến Thành và Đường Hàm Nghi, cảng Sài Gòn).

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Với trung tâm Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức) sẽ có 2 không gian ngầm thương mại và 2 khu vực ngầm đặc thù.

Với trung tâm Chợ Lớn – Phú Thọ sẽ có 3 khu ngầm thương mại (trung tâm phức hợp thể thao Phú Thọ, khu vực Đường Lê Hồng Phong – Hùng Vương, khu vực đại học đường Nguyễn Văn Cừ), 1 không gian ngầm nhà ga là nhà ga Chợ Lớn gần công viên Văn Lang, 1 không gian ngầm đặc thù là khu y tế tập trung Chợ Lớn.

Trung tâm Hòa Hưng - Cộng Hòa có 2 khu ngầm thương mại là khu vực đô thị C30 (gần Đại học Bách Khoa) và khu vực đường Tô Hiến Thành, 3 khu ngầm nhà ga là nhà ga Hòa Hưng, nhà ga Nguyễn Văn Trỗi, Hoàng Văn Thụ - Cộng Hòa và một khu ngầm đặc thù là khu kết nối sân bay Tân Sơn Nhất.

Theo đồ án, không gian ngầm thương mại sẽ là không gian tạo liên kết trực tiếp dành cho người đi bộ, giảm sự ảnh hưởng của phương tiện cơ giới, tăng lưu lượng người qua lại nhằm phát triển thương mại cho các doanh nghiệp trong khu vực.

TP. HCM là một trung tâm kinh tế lớn và với vai trò là "đầu tàu" kinh tế, đóng góp tỷ trọng cao trong GDP chung của cả nước. GRDP quý I/2024 của TP. HCM ước tăng 6,54%, đạt mục tiêu đề ra cũng là tốc độ cao tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2020. Đây là cơ sở để TP. HCM đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP 7,5-8% cho cả năm 2024.

>> Sân bay đặc biệt tại tỉnh là giao điểm 2 miền Nam - Bắc báo tín hiệu vui sau thời gian gặp vướng mắc

Huyện nông nghiệp sắp lên thành phố của TP. HCM sẽ thu hồi gần 230ha đất nông nghiệp

Huyện có đô thị đảo 9 tỷ USD của TP. HCM sắp thành vùng nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái cao cấp

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dau-tau-kinh-te-ca-nuoc-se-hinh-thanh-12-trung-tam-thuong-mai-duoi-long-dat-o-cac-khu-vuc-trung-tam-d124980.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    'Đầu tàu' kinh tế cả nước sẽ hình thành 12 trung tâm thương mại dưới lòng đất ở các khu vực trọng điểm
    POWERED BY ONECMS & INTECH