Bộ Tài chính trình Chính phủ chi tiết ưu điểm, nhược điểm của đề xuất giãn thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô. Nếu được thông qua, khoảng 11.000 tỷ đồng tiền thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ được giãn nộp.
Trong báo cáo vừa gửi tới Chính phủ về thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), Bộ Tài chính nêu ưu điểm, nhược điểm của 2 phương án: Không gia hạn thời gian giãn hoãn và gia hạn thời gian giãn hoãn thuế TTĐB.
Phương án 1: Gia hạn thời gian nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Chính sách này thuộc thẩm quyền của Chính phủ, được quy định tại Điều 63 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Hiện nay, cả nước có 12 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô. Trải qua quãng thời gian dịch bệnh bùng phát với nhiều khó khăn, thách thức, với chính sách hỗ trợ của Chính phủ, ngành công nghiệp ô tô trong nước đã phục hồi mức tăng trưởng và doanh số năm 2022 vượt năm 2019.
Tuy nhiên, sản lượng và số thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước đang giảm dần. Tháng 10/2022, sản lượng kê khai 25.571 xe với số thuế TTĐB tương ứng 3.884 tỷ đồng. Con số này giảm còn 9.766 xe và 1.442 tỷ đồng trong tháng 1/2023.
Nhược điểm của phương án này là có thể tạo ra quan ngại, phản ứng từ đối tác liên quan quy định về đối xử quốc gia của WTO và Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia. Do đó, thời gian áp dụng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước không nên kéo dài.
Trong phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB phát sinh của kỳ tính thuế tháng 6, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 năm 2023 đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Thời hạn nộp thuế sau gia hạn muộn nhất ngày 20/11/2023. Tổng số Thuế TTĐB đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước được gia hạn trong 4 kỳ tính thuế như phương án đề xuất khoảng 10.400 - 11.200 tỷ đồng.
Trong trường hợp Chính phủ cho phép phương án 1, Bộ Tài chính đề xuất xây dựng Nghị định gia hạn thời hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước năm 2023 theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Phương án 2: Bộ Tài chính đề xuất không gia hạn thời gian nộp Thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Ưu điểm của phương án 2 giúp Việt Nam đảm bảo tuân thủ quy định về đối xử quốc gia của WTO và các Hiệp định FTA mà Việt Nam tham gia. Tuy nhiên, phương án này sẽ khiến thị trường sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước gặp khó khăn, thách thức.
Tỉnh giàu nhất Việt Nam ‘rục rịch’ làm tổ hợp giáo dục hơn 500 tỷ đồng
Từ tháng 1/2025, thêm 2 ngành nghề chính thức bị cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam