Vĩ mô

Đề xuất nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế

Khánh Linh 10/08/2023 - 11:35

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư hướng dẫn việc xác định nguồn kinh phí và việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế.

Đề xuất nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế - Ảnh 1.

Dự thảo nêu rõ về nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội từ Trung ương đến cấp xã.

Theo đó, kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế đối với đối tượng tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP được thực hiện như sau:

Đối với các cơ quan được cấp có thẩm quyền cho phép thực hiện cơ chế tự chủ tài chính như đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi đầu tư và chi thường xuyên hoặc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; các cơ quan khác đang được áp dụng cơ chế đặc thù (trong trường hợp quy định về cơ chế đặc thù đã bao gồm kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế: cơ quan Thuế, Ngân hàng Nhà nước, Bảo hiểm xã hội): Sử dụng từ nguồn kinh phí của đơn vị để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Đối với các cơ quan còn lại: Cơ quan, đơn vị sử dụng nguồn dự toán ngân sách được giao hàng năm và nguồn thu của đơn vị được để lại sử dụng theo quy định (đối với đơn vị có nguồn thu) để chi trả các chế độ gồm:

Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6, điểm a khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

Hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

Tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP;

Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại theo nguyên tắc: Đối với đối tượng cán bộ, công chức, hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính được áp dụng chế độ, chính sách như đối với công chức theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập do trung ương quản lý thì ngân sách trung ương đảm bảo bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm giao cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập (gọi là các Bộ, cơ quan trung ương).

Nguồn kinh phí giải quyết chính sách tinh giản biên chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập

Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với viên chức (bao gồm cả viên chức theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP), hợp đồng lao động không xác định thời hạn thực hiện các công việc chuyên môn nghiệp vụ thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành và vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP trong các đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện như sau:

Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Sử dụng từ nguồn thu và nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập để thực hiện các chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập:

Đơn vị sử dụng nguồn thu của đơn vị được để lại theo quy định, dự toán ngân sách nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên được giao hàng năm (nếu có) và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để chi trả cho các chế độ sau:

Kinh phí để thực hiện các chế độ tinh giản biên chế đối với viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, gồm: Trợ cấp một lần bằng 03 tháng tiền lương hiện hưởng theo quy định; hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho những người trong diện tinh giản biên chế trong độ tuổi quy định có nguyện vọng đi học nghề trước khi giải quyết thôi việc; tiếp tục trả lương trong thời gian đi học nghề và trợ cấp khoản kinh phí học nghề cho đối tượng trong độ tuổi được tạo điều kiện cho đi học nghề theo quy định.

Ngân sách nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện các chế độ còn lại đối với viên chức theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 29/2023/NĐ-CP theo nguyên tắc: Đối với đối tượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trung ương quản lý do ngân sách trung ương đảm bảo, bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các đơn vị sự nghiệp. Đối với đối tượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc địa phương quản lý do ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí thực hiện các chế độ theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và được bố trí từ nguồn thực hiện cải cách tiền lương đã bố trí trong dự toán ngân sách của đơn vị.

Nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế đối với các trường hợp khác thực hiện theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Tiết kiệm hơn 190 nghìn tỷ đồng chi lương và quản lý hành chính sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương bố trí kinh phí, chi trả cho người nghỉ việc sau sáp nhập

Theo baochinhphu.vn
https://baochinhphu.vn/de-xuat-nguon-kinh-phi-thuc-hien-chinh-sach-tinh-gian-bien-che-102230810093329629.htm
Bài liên quan
  • Thủ tướng: Khẩn trương bố trí đủ kinh phí, chi trả cho người nghỉ việc 'càng sớm càng tốt'
    Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí đủ kinh phí, hướng dẫn tạm ứng kinh phí để chi trả "càng sớm càng tốt" cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy.
  • Bộ Tài chính: Đảm bảo kinh phí chi trả cho người nghỉ hưu sớm
    Bộ Tài chính cho biết đã báo cáo Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đã trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 đang diễn ra về việc bổ sung dự toán ngân sách Nhà nước năm 2025 để thực hiện chính sách, chế độ cho viên chức và người lao động nghỉ hưu, thôi việc sớm do sắp xếp.
  • Đề xuất kinh phí hàng triệu tỷ đồng đầu tư hệ thống đường sắt quốc gia
    Với tổng kinh phí dự kiến hàng triệu tỷ đồng, mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM đang đứng trước cơ hội bứt phá chưa từng có. Dự thảo Nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù mà Bộ Xây dựng trình Quốc hội không chỉ mở đường cho những siêu dự án mà còn hứa hẹn thay đổi diện mạo giao thông Việt Nam trong nhiều thập kỷ tới.
  • Đề xuất kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động nghỉ hưu sớm
    Bộ Tài chính đề xuất đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ cho viên chức và người lao động nghỉ hưu, thôi việc sớm do sắp xếp sẽ được sử dụng các quỹ và nguồn kinh phí cải cách tiền lương; nguồn thu hợp pháp khác để thực hiện.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đọc thêm
    Đề xuất nguồn kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế
    POWERED BY ONECMS & INTECH