Bất động sản

Địa phương 2 tháng nữa sẽ xóa bỏ vai trò hành chính: Từ vùng đất nghèo đến cực tăng trưởng mới của Bắc Tây Nguyên

Chi Chi 05/05/2025 23:09

Với vị trí địa lý chiến lược và tốc độ tăng trưởng ấn tượng, địa phương đang từng bước khẳng định vai trò cực phát triển mới của khu vực.

Từng là một thị xã nhỏ bé, dân cư thưa thớt khi tái lập tỉnh vào năm 1991, đến nay TP. Kon Tum đã vươn mình mạnh mẽ trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của tỉnh Kon Tum, là địa phương giữ vị trí chiến lược đặc biệt ở khu vực Bắc Tây Nguyên.

TP. Kon Tum nằm bên bờ sông Đăk Bla, tiếp giáp với các huyện Đăk Hà, Kon Rẫy, Sa Thầy và tỉnh Gia Lai. Tọa lạc trên trục Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) và là điểm kết nối với các tuyến huyết mạch như Quốc lộ 24, Quốc lộ 40, Kon Tum có vai trò trung chuyển hàng hóa, dịch vụ và giao thương giữa Tây Nguyên với các tỉnh duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, đồng thời kết nối trực tiếp với tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y.

Địa phương 2 tháng nữa sẽ xóa bỏ vai trò hành chính: Từ vùng đất nghèo đến cực tăng trưởng mới của Bắc Tây Nguyên- Ảnh 1.
Bản đồ hành chính tỉnh Kon Tum. Ảnh: Internet

Sau khi được nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh vào năm 2009, Kon Tum đã có những bước tiến vượt bậc. Từ một đô thị nghèo, thành phố đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ: 10,06% năm 2021; 11,95% năm 2022; 12,48% năm 2023 và dự kiến đạt 13,29% trong năm 2024, thuộc nhóm địa phương có tốc độ tăng trưởng cao của khu vực.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Thành phố cũng đang tập trung đầu tư phát triển các lĩnh vực theo hướng chiều sâu, bền vững.

Nông nghiệp được định hướng phát triển theo hướng hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Đến nay, 16,24% diện tích đất nông nghiệp tại thành phố đã áp dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị. TP. Kon Tum hiện có 91 sản phẩm OCOP, nhiều sản phẩm đặc trưng của vùng Tây Nguyên đã vươn ra thị trường lớn.

Trên địa bàn thành phố đã hình thành 4 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, trong đó 3 cụm đã đi vào hoạt động ổn định. TP. Kon Tum đang tiếp tục triển khai cụm công nghiệp mới tại phường Ngô Mây và xã Đăk Cấm. Năm 2024, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 4.265 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước.

Hoạt động thương mại - dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt là du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Năm 2024, thành phố thu hút khoảng 900.000 lượt khách, tăng gấp đôi so với năm 2023 – phản ánh sự hấp dẫn ngày càng lớn của Kon Tum trong bản đồ du lịch Tây Nguyên.

Tăng trưởng kinh tế kéo theo đời sống người dân không ngừng cải thiện. Thu nhập bình quân đầu người năm 2024 ước đạt 68,7 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,46%.

>> Sau sáp nhập, hai tỉnh miền Trung chưa có sân bay nào dự kiến xây 2 sân bay trên đảo và núi

Bức tranh kinh tế – xã hội của tỉnh Kon Tum nói chung và TP. Kon Tum nói riêng đang khởi sắc rõ nét trong những tháng đầu năm 2025. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) quý I/2025 của tỉnh tăng 4,81% so với cùng kỳ; thu ngân sách Nhà nước ước đạt 900 tỷ đồng, bằng 109,3% so với cùng kỳ; chi ngân sách đạt 3.500 tỷ đồng, bằng 29,7% kế hoạch năm. Tổng vốn đầu tư toàn tỉnh ước đạt 6.150,4 tỷ đồng, tăng 14,27%.

Địa phương 2 tháng nữa sẽ xóa bỏ vai trò hành chính: Từ vùng đất nghèo đến cực tăng trưởng mới của Bắc Tây Nguyên- Ảnh 2.
Một góc TP. Kon Tum. Ảnh: Internet

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 12,55%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 10.828,62 tỷ đồng, tăng 16,10% – những con số cho thấy nền kinh tế đang vận hành mạnh mẽ và hiệu quả.

Từ ngày 1/7/2025, theo chủ trương tổ chức chính quyền địa phương hai cấp, TP. Kon Tum sẽ không còn giữ vai trò là đơn vị hành chính cấp huyện, cùng với việc cả nước chuyển sang mô hình chỉ còn cấp tỉnh và cấp xã. Đây không chỉ là sự thay đổi về mặt hành chính, mà còn đặt ra yêu cầu mới cho TP. Kon Tum trong việc thích ứng mô hình quản lý hiện đại, giữ vững vai trò trung tâm vùng Bắc Tây Nguyên, tiếp tục phát huy tiềm năng sẵn có để phát triển toàn diện trong một cấu trúc chính quyền tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả hơn.

>> Cuối năm nay, tuyến cao tốc gần 44.000 tỷ nối Bình Định tới TP lớn thứ 2 Tây Nguyên sẽ khởi công

Kêu gọi đầu tư 7 khu đô thị tại ‘Đà Lạt thứ 2’ của Tây Nguyên, quy mô hơn 57.000 tỷ

Cuối năm nay, tuyến cao tốc gần 44.000 tỷ nối Bình Định tới TP lớn thứ 2 Tây Nguyên sẽ khởi công

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/dia-phuong-2-thang-nua-se-xoa-bo-vai-tro-hanh-chinh-tu-vung-dat-ngheo-den-cuc-tang-truong-moi-cua-bac-tay-nguyen-20225050411410418.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Địa phương 2 tháng nữa sẽ xóa bỏ vai trò hành chính: Từ vùng đất nghèo đến cực tăng trưởng mới của Bắc Tây Nguyên
    POWERED BY ONECMS & INTECH