Điểm tên loạt dự án 'lùm xùm' của Quốc Cường Gia Lai (QCG)
Vừa qua, cựu Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai bị bắt do xảy ra sai phạm liên quan đến dự án khu đất công 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM.
Thời gian qua, thông tin bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc (cựu Chủ tịch HĐQT) CTCP Quốc Cường Gia Lai (mã chứng khoán: QCG) cùng một loạt lãnh đạo Tập đoàn Cao su và một số cán bộ các cơ quan liên quan bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam do liên quan đến sai phạm xảy ra tại khu đất công 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TP. HCM đã tạo ra sức ảnh hưởng to lớn tới dư luận.
Vậy từ trước đến nay, Quốc Cường Gia Lai đã dính phải những dự án đầy “lùm xùm” nào?
Dự án 39-39B Bến Vân Đồn
Từ năm 2013-2017, bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai đã ký văn bản gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) giải trình về việc thiếu sót, không công bố thông tin về những giao dịch bất thường liên quan đến góp, thoái vốn tại Quốc Cường Gia Lai.
Cụ thể, trong văn bản giải trình có nêu rõ trong khoảng thời gian từ ngày 24/1/2013-26/8/2017, Quốc Cường Gia Lai có 14 giao dịch chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng với tổng giá trị các giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Dự án 39-39B Bến Vân Đồn |
Đáng chú ý, công ty đã có giao dịch quy mô rất lớn để đồng ý chuyển nhượng phần vốn góp của mình trong Công ty TNHH Phú Việt Tín.
Ngày 4/8/2014, HĐQT Quốc Cường Gia Lai ra quyết định cử bà Nguyễn Thị Như Loan - Tổng Giám đốc làm đại diện phần vốn góp lên đến 5,94 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 99% vốn của Quốc Cường Gia Lai tại Công ty TNHH Phú Việt Tín.
Đến ngày 3/9/2014, HĐQT Quốc Cường Gia Lai đã ra quyết định chuyển nhượng 30 triệu đồng vốn góp, tương đương với 0,5% vốn điều lệ trong Công ty TNHH Phú Việt Tín cho một cá nhân là bà Lại Thị Hoàng Yến với tổng giá trị chuyển nhượng lên đến 3 tỷ đồng.
>> Những 'ông lớn’ ngoại quốc nào đang quyết chi hàng trăm triệu USD tại tỉnh giàu nhất Việt Nam?
Ngày 10/9/2014, HĐQT CTCP Quốc Cường Gia Lai ra quyết định nhận chuyển nhượng nốt 0,72% phần vốn góp, tương đương 43,2 triệu đồng từ Công ty TNHH MTV Tổng Công ty cao su Đồng Nai.
Đồng thời, công ty nhận chuyển nhượng 0,28% phần vốn góp, tương đương với 16,8 triệu đồng từ Công ty TNHH MTV cao su Bà Rịa.
Như vậy, Quốc Cường Gia Lai đã nhận chuyển nhượng là 1% từ hai công ty trên, tương đương 60 triệu đồng. Qua đó, Quốc Cường Gia Lai đã sở hữu 99,5% vốn góp Công ty TNHH Phú Việt Tín.
Chỉ 2 tháng sau, vào ngày 14/11/2014, HĐQT Quốc Cường Gia Lai ra quyết định chuyển nhượng 94% phần vốn góp của mình trong Công ty TNHH Phú Việt Tín cho 2 công ty khác, trong đó, khoản 76 tỷ đồng phần vốn góp tương đương 40% vốn điều lệ Phú Việt Tín được chuyển nhượng với giá hơn 340 tỷ đồng cho CTCP Bất động sản Thịnh Vượng; phần 102,6 tỷ đồng vốn góp tương ứng 54% còn lại được chuyển nhượng cho CTCP Biệt thự Thành phố với giá 459 tỷ đồng.
Như vậy, số tiền mà Quốc Cường Gia Lai thu về sau khi chuyển nhượng thành công 94% phần vốn góp của mình trong Công ty TNHH Phú Việt Tín là gần 800 tỷ đồng giúp công ty thu lời về hơn 600 tỷ đồng.
Đến năm 2021, Thanh tra Chính phủ kết luận việc Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm quy định pháp luật. UBND TP. HCM thu hồi, giao đất và chỉ định Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án mà không qua đấu giá cũng vi phạm quy định pháp luật.
Ngày 23/5/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự liên quan đến dự án này.
Năm 2009, Tổng Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa góp vốn thành lập ra Công ty TNHH Phú Việt Tín để đầu tư, kinh doanh khu đất theo quy hoạch. Dự án 39-39B Bến Vân Đồn (quận 4, TP. HCM) với diện tích 6.202m2, thuộc sở hữu Nhà nước, đã từng do Công ty TNHH Phú Việt Tín quản lý
Dự án Phước Kiển 91,6ha
Phước Kiển 91,6ha là dự án lớn của Quốc Cường Gia Lai, từng gặp nhiều lùm xùm kiện cáo.
Năm 2017, Quốc Cường Gia Lai và CTCP Đầu tư Sunny Island ký hợp đồng mua bán liên quan đến dự án này.
Cụ thể, Công ty Sunny phải chuyển cho Quốc Cường Gia Lai 4.800 tỷ đồng. Tuy nhiên, Sunny chỉ giải ngân đến 2.882 tỷ đồng rồi dừng lại.
Ngay sau đó, Công ty Quốc Cường Gia Lai đã khởi kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để giải quyết tranh chấp với mong muốn trả lại cho Sunny Island toàn bộ 2.882 tỷ đồng. Còn phía Sunny Island, công ty sẽ phải chuyển nhượng lại toàn bộ phần đất đã nhận.
Khu vực thực hiện dự án Phước Kiển 91,6ha |
Dù thắng kiện, nhưng hiện việc thực hiện dự án này của Quốc Cường Gia Lai đang đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn từ việc làm lại hồ sơ pháp lý từ đầu theo quy định mới của Luật Đầu tư, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian tới sẽ tiếp tục với guồng quay pháp lý.
>> Ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam và duy nhất ở Tây Nguyên sắp được 'lên đời' phục vụ khách du lịch
Đáng chú ý, dự án này còn có 8-9ha đất kênh rạch xen cài bị gọi là đất công.
Khó khăn nữa, hiện nay vấn đề giải phóng mặt bằng tại dự án Phước Kiển vẫn chưa hoàn thiện. Theo quy định mới, nếu mặt bằng chưa sạch 100% thì chưa đủ điều kiện để thực hiện dự án.
Dự án Phước Kiển 32,4ha
Một dự án khác của Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng dính làm xùm là dự án Phước Kiển nằm tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
Đây là dự án gắn liền với vụ việc Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận) bán đất công với giá rẻ.
Cụ thể, tháng 8/2016, Quốc Cường Gia Lai có văn bản đề nghị hợp tác đầu tư hoặc xin nhận chuyển nhượng 100%.
Tới tháng 6/2017, Quốc Cường Gia Lai đã nhận chuyển nhượng hơn 32ha đất từ Công ty Tận Thuận với giá 1,29 triệu đồng/m2. Cùng với đó, Quốc Cường Gia Lai đã chi trả cho Tân Thuận số tiền 374 tỷ đồng, ngoài ra đóng thuế 23 tỷ đồng.
Cuối năm 2017, Thành ủy TP. HCM yêu cầu tạm dừng việc chuyển nhượng và hợp đồng bị hủy bỏ vào đầu năm 2018. Công ty Tân Thuận đã trả lại số tiền 374 tỷ đồng cùng tiền lãi cho Quốc Cường Gia Lai. Vụ việc này đã gây thiệt hại cho Nhà nước 167,8 tỷ đồng.
Đến tháng 4/2024, dự án này đã được hội đồng xét xử TAND Cấp cao TP. HCM tuyên án, tuyên trả cho Quốc Cường Gia Lai gần 17 tỷ đồng.
Đến tháng 5 vừa qua, doanh nghiệp cũng đã công bố nhận được quyết định thi hành án của Cục thi hành án dân sự TP. HCM về việc hoàn trả số tiền này.
>> Đường đèo 155 triệu USD nối liền Gia Lai và Bình Định đang gặp phải 'nút thắt' tiến độ
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ thông qua 'siêu dự án' cảng trung chuyển hơn 50.000 tỷ đồng
Tỉnh có đường bờ biển dài top đầu Việt Nam đón thêm 3 dự án đầu tư mới vào khu công nghiệp