Bất động sản

Điểm tin bất động sản tuần qua: Hà Nội điều chỉnh giá đất, giao công an điều tra sai phạm tại dự án KĐT An Phú - An Khánh

Anh Minh 09/12/2023 14:01

Những thông tin bất động sản tuần qua đã trở thành điểm sáng của thị trường, thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư, doanh nghiệp…

Công bố loạt sai phạm tại dự án KĐT An Phú - An Khánh

Thanh tra TP.HCM vừa thông báo kết luận thanh tra về việc thực hiện dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh, TP. Thủ Đức do CTCP Phát triển và kinh doanh Nhà (Công ty HDTC) làm chủ đầu tư. Thanh tra TP.HCM đề nghị chuyển cơ quan Công an điều tra, làm rõ.

Dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh được Thủ tướng Chính phủ giao đất cho Công ty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh Nhà (nay là Công ty HDTC) năm 1999. Đến nay, Công ty HDTC vẫn chưa hoàn chỉnh ranh giới giao đất và chưa được cơ quan chuyên môn đo đạc, tính toán cụ thể để yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính.

static-images.vnncdn.net-files-publish-2023-12-5-_no-thue-3-947

Thanh tra TP.HCM xác định, Công ty HDTC và các cơ quan liên quan đã có hàng loạt vi phạm tại dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh về việc lập, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/2000 và quy hoạch chi tiết 1/500; nghĩa vụ tài chính; bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; cấp phép xây dựng; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận nhà đất); giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp...

Về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại dự án, theo phương án, khu C sẽ là nơi bố trí tái định cư. Tuy nhiên, Công ty HDTC đã chuyển nhượng 956 nền đất (trước và sau khi cổ phần hoá), chỉ bố trí tái định cư 563 nền. Điều này dẫn đến dự án thiếu quỹ đất tái định cư.

Trước khi cổ phần hoá, Công ty HDTC đã chuyển nhượng 10 nền đất bằng 9 hợp đồng, gồm 3 hợp đồng có thẩm định giá và 6 hợp đồng không thẩm định giá bán. Đơn giá Công ty HDTC chuyển nhượng được cho là thấp hơn đơn giá thẩm định nên có khả năng gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Ngoài ra, Công ty HDTC đã bàn giao nền tái định cư trên đất vẫn đang quy hoạch đất công viên cây xanh, đất xây trường học tại khu D là không đúng quy hoạch.

>> Công bố loạt sai phạm tại dự án KĐT An Phú - An Khánh, chuyển công an điều tra

TPHCM giao cho Sở GTVT 5 dự án BOT hơn 40.000 tỷ đồng

UBND TP.HCM có quyết định giao nhiệm vụ chuẩn bị các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp mở rộng hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng loại Hợp đồng xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT). Trong đó, UBND TP.HCM giao nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư xây dựng 5 dự án BOT cho Sở GTVT TP.HCM.

Cụ thể, 5 dự án gồm: Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương); nâng cấp, mở rộng quốc lộ 1 (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An); cải tạo, nâng cấp quốc lộ 22 (từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3); nâng cấp đường trục Bắc - Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành); xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).

Năm dự án BOT trên sẽ được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Hợp đồng BOT). Nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị dự án từ nguồn Ngân sách TP.HCM.

Doanh nghiệp Nhật Bản rót vốn xây 1.000 căn hộ giá rẻ dưới 2 tỷ đồng tại TP.HCM

CTCP Đầu tư TTCapital cùng 2 đối tác Nhật là Cosmos Initia (Thành viên của Daiwa House Group) và Koterasu Group ra mắt liên doanh hợp tác chiến lược, đồng hành dài hạn trong việc phát triển các dự án bất động sản vừa túi tiền.

Theo đó, 2 doanh nghiệp Nhật này dự kiến sẽ đầu tư khoảng 150 triệu USD cho TTCapital trong vòng 5 năm tới, mục tiêu mỗi năm đưa ra thị trường khoảng 1.000 căn hộ giá rẻ tại TP.HCM và các tỉnh lân cận.

Dự án đầu tiên mà liên doanh đầu tư sẽ nằm tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương với quy mô khoảng 2.000 căn hộ, diện tích khoảng 50-60m2/căn, giá dưới 35 triệu đồng/m2, tương đương khoảng dưới 2 tỷ đồng/căn.

Cú “bắt tay” này gây chú ý giữa bối cảnh thị trường bất động sản TP.HCM và các tỉnh lân cận đang gặp khó khăn về thanh khoản, quỹ đất. Đặc biệt, việc tìm kiếm quỹ đất để phát triển các dự án bất động sản giá mềm (dưới 2 tỷ đồng/căn) không còn dễ dàng suốt nhiều năm qua, ngay cả với những doanh nghiệp đã có loạt quỹ đất gối đầu trước đó.

Hà Nội điều chỉnh giá đất một số khu vực

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2023-12-07-_ha-noi-dieu-chinh-gia-0932

Cụ thể, hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024 làm căn cứ thu tiền sử dụng đất khi giao đất không thông qua đấu giá; thu tiền sử dụng đất khi tổ chức được công nhận quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; thu tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội; xác định giá khởi điểm để đấu giá quyền sử dụng đất ở trên địa bàn TP. Hà Nội áp dụng tại 5 khu vực được điều chỉnh tăng so với năm 2023, trung bình tại các quận tăng khoảng gần 17% và tại các huyện khoảng 22%.

Với đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp điều chỉnh tăng trung bình tại các quận khoảng 4,17% và tại các huyện khoảng 4,74%. Đối với đất thương mại dịch vụ điều chỉnh tăng trung bình tại các quận khoảng 3,56% và tại các huyện khoảng 4,45%.

Với đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản để sản xuất nông nghiệp, hệ số điều chỉnh giá đất K = 1,0 cho toàn địa bàn thành phố.

3 Bộ vào cuộc làm rõ vụ dự án 10B quây núi đá vịnh Hạ Long như 'hòn non bộ'

i.ex-cdn.com-chatluongvacuocsong.vn-files-content-2023-12-08-_8a-4305-1348.jpg

Bộ Xây dựng đã ra quyết định đề nghị Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho ý kiến về hai vấn đề:

Thứ nhất, phân định đường ranh giới vùng đệm I, II của khu Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và Tổ chức UNESCO xác nhận hay chấp thuận vào thời điểm nào? Nếu đã được xác nhận và chấp thuận thì theo hồ sơ, tài liệu và quy định pháp luật nào?

Thứ hai, Bộ Xây dựng nêu rõ ngày 20/02/2023, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có văn bản số 507 nêu ý kiến thỏa thuận về dự án. Tuy nhiên, nội dung nêu trong văn bản không thể hiện rõ việc Bộ đồng ý hay không việc xây dựng công trình tại dự án, làm cơ sở để UBND tỉnh Quảng Ninh thực hiện các bước tiếp theo để triển khai dự án theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Luật Di sản văn hóa năm 2001 (sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Luật Di sản văn hóa năm 2009).

Về phía Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng yêu cầu làm rõ nội dung: Bản đồ vịnh Hạ Long tỷ lệ 1/50.000, số đăng ký KHXB:6-472/CXB-QLXB (ngày 18/6/1998) được đăng tải trên trang điện tử của Tổ chức UNESCO có đủ cơ sở pháp lý theo quy định của Pháp luật Việt Nam hay không? Nếu có đủ cơ sở pháp lý thì thông tin được thể hiện trên bản đồ trên có đủ cơ sở để xác định phạm vi, diện tích khu bảo vệ I, II của vịnh Hạ Long không?

Trước đó báo chí phản ánh việc Công ty TNHH Đỗ Gia Captital đã đổ đất làm đường dài hơn 1km bao quanh vùng vịnh Hạ Long, đặc biệt, nhiều núi đá bị quây vào thành “hòn non bộ” khiến cho thực vật lẫn chất lượng nước biển khu vực bị ngả màu và đục nước.

Sau khi dư luận và báo chí phản ánh về vụ việc, đã nổ ra tranh cãi về việc phân định ranh giới vùng đệm và Bộ Xây dựng đã có động thái yêu cầu các Bộ đã vào cuộc như trên.

>> Tỉnh thành nào đang trở thành tâm điểm thu hút đầu tư bất động sản cuối năm 2023?

Bắc Kạn mời đầu tư khu đô thị gần 50.000m2 quy mô 1.200 dân không qua đấu giá quyền sử dụng đất

Bình Định sắp đấu giá đất xây khu đô thị gần 1.000 tỷ đồng

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/diem-tin-bat-dong-san-tuan-qua-ha-noi-dieu-chinh-gia-dat-giao-cong-an-dieu-tra-sai-pham-tai-du-an-kdt-an-phu--an-khanh-d112745.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điểm tin bất động sản tuần qua: Hà Nội điều chỉnh giá đất, giao công an điều tra sai phạm tại dự án KĐT An Phú - An Khánh
    POWERED BY ONECMS & INTECH