Bất động sản

Điều đặc biệt ít người biết về kênh đào lớn nhất Việt Nam được mệnh danh 'Panama của Việt Nam'

Chi Chi 29/07/2024 15:31

Kênh đào lớn nhất Việt Nam sở hữu một hệ thống đặc biệt giúp công trình có thể vận hành trơn tru và đem lại hiệu quả về kinh tế.

Tháng 7/2023, dự án kênh Nghĩa Hưng - kênh nối sông Đáy và sông Ninh Cơ (tỉnh Nam Định) chính thức được thông luồng. Đây là công trình kênh đào có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD (khoảng 23.000 tỷ đồng thời điểm đó). Với mục đích sử dụng và cách thức vận hành tương tự tuyến đường thủy nổi tiếng thế giới nên kênh đào này được mệnh danh là "kênh đào Panama của Việt Nam".

Kênh đào Nghĩa Hưng có chiều dài 1km với chiều rộng đáy là 90-100m, trong đó, công trình có âu tàu rộng 17m, dài 179m và sâu 7m để phục vụ cho tàu thuyền lưu thông qua. Cùng với việc vận chuyển hàng hóa, công trình này còn giúp điều tiết thủy lợi và ngăn mặn.

Tàu đi qua âu kênh đào Nghĩa Hưng. Ảnh: Báo Tiền Phong

Tàu đi qua âu kênh đào Nghĩa Hưng. Ảnh: Báo Tiền Phong

Là kênh đào quy mô nhất Việt Nam, thế nhưng không nhiều người biết về điểm đặc biệt của công trình này, đó chính là hệ thống âu tàu hiện đại. Âu tàu của kênh Nghĩa Hưng có 2 khu chở tàu, bao gồm đầu âu tàu ở phía sông Ninh Cơ và đầu âu tàu ở phía sông Đáy, mỗi đầu trụ có 7 trụ neo và 3 cầu bộ hành. Với thiết kế này, trọng tải cho phép đi qua Âu Nghĩa Hưng lên đến 3.000 tấn.

>> Kênh đào 1,7 tỷ USD của Campuchia ảnh hưởng đến ĐBSCL: Một số tỉnh thực hiện phương án ứng phó

Cách vận hành của Âu Tàu này cũng tương tự như với kênh đào Panama. Khi tàu vào trong âu Nghĩa Hưng, cửa âu ở phía sau sẽ đóng kín, các bạn sau đó sẽ điều tiết để mực nước trong âu luôn bằng với mức nước tại cửa ra. Sau cùng, cửa ở phía trước sẽ mở để cho tàu đi qua. Các kỹ sư sẽ giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện thao tác đóng và mở âu tàu để đảm bảo vận hành trơn tru và an toàn.

Tàu bắt đầu vào âu kênh. Ảnh: Báo Xây Dựng

Tàu bắt đầu vào âu kênh. Ảnh: Báo Xây Dựng

Ở trung tâm âu tàu, kênh đào Nghĩa Hưng còn có 1 nhà điều hành với hệ thống đặc biệt, hiện đại. Khi có tàu đi qua hoặc đang chờ, các nhân viên thông qua hệ thống camera để quan sát và sau đó thông báo cho các chủ tàu chuẩn bị. Sau đó, máy điều khiển sẽ đón và mở ở hai bên đầu âu tàu.

Sự hiện diện của kênh đào Nghĩa Hưng không chỉ giảm chi phí vận tải, bớt gánh nặng cho đường bộ và giảm ô nhiễm môi trường. Đến nay, sau 1 năm đi vào hoạt động, kênh đào này vẫn đang được vận hành trơn tru, giúp đưa hàng nghìn tàu chở hàng, vận tải dầu đi qua. Công trình đã giúp rút ngắn đáng kể được thời gian đi lại giữa khu vực sông Đáy và sông Ninh Cơ, đồng thời góp phần phát triển kinh doanh giao thương thuận tiện tại những vùng lân cận.

Về vấn đề tiết kiệm thời gian, đây là vai trò và ưu thế vô cùng lớn của kênh Nghĩa Hưng. Với các tàu có trọng tải từ 2.000 - 3.000 tấn, con kênh này giúp tiết kiệm được quãng đường di chuyển lên tới 100km, tương ứng với 8 giờ lưu thông. Các tàu giờ đây chỉ cần 20 phút là có thể từ ven biển đi qua sông Ninh Cơ vào sông Đáy và ngược lại, từ đó giúp tiết kiệm chi phí nhiên liệu lên đến 20 triệu đồng.

>> Kênh đào lớn nhất Việt Nam hơn 107 triệu USD hiện ra sao sau một năm mở luồng?

Kênh đào lớn nhất Việt Nam hơn 107 triệu USD hiện ra sao sau một năm mở luồng?

Thu hồi đất của nghìn hộ dân khu 'ổ chuột' dưới chân cao ốc sừng sững trung tâm TP. HCM để 'xanh hoá' một con kênh

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dieu-dac-biet-it-nguoi-biet-ve-kenh-dao-lon-nhat-viet-nam-duoc-menh-danh-panama-cua-viet-nam-d128893.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Điều đặc biệt ít người biết về kênh đào lớn nhất Việt Nam được mệnh danh 'Panama của Việt Nam'
    POWERED BY ONECMS & INTECH