Đô thị đặc biệt nhất Việt Nam chuẩn bị đấu giá loạt lô đất tại các huyện vùng ven
Địa phương giao 4 khu đất có tổng diện tích hơn 10,6 ha cho các huyện ngoại thành để xây dựng các khu đất đấu giá.
UBND TP. Hà Nội ngày 24/9 đã quyết định giao 5.426m2 đất tại thôn Bình Xá, xã Bình Phú, huyện Thạch Thất cho UBND huyện Thạch Thất (Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Thạch Thất) để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Bình Xá, xã Bình Phú (Ký hiệu BP01).
Trong tổng diện tích này có 2.411,1m2 là đất ở được đưa ra đấu giá quyền sử dụng. Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đối với UBND huyện Thạch Thất. Đối với hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá quyền sử dụng đất, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng và thời hạn sử dụng lâu dài.
Phần diện tích còn lại, 3.014,9m2 là đất hạ tầng kỹ thuật và cây xanh, giao đất không thu tiền sử dụng. UBND huyện Thạch Thất sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ với khu vực theo quy hoạch đã được phê duyệt.
>> Điện thờ Hoàng Thái hậu đầu tiên của triều Nguyễn sẽ được chi hàng chục tỷ đồng để tu bổ
Tại huyện Thường Tín, thành phố vừa giao 65.795m2 đất để triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại khu đấu giá xã Vạn Điểm.
Trong tổng diện tích này có 19.177m2 sẽ được đưa vào phương án đấu giá quyền sử dụng đất ở. Đối với UBND huyện Thường Tín, đất được giao không thu tiền sử dụng; còn đối với hộ gia đình, cá nhân trúng đấu giá, Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng với thời hạn lâu dài. Ngoài ra, trong diện tích khu đất tại Thường Tín, có 5.232m2 được dành để xây dựng nhà ở xã hội (theo một dự án riêng).
Phần còn lại, 41.386m2, bao gồm đất cây xanh, bãi đỗ xe, công cộng, giao thông khu vực, cũng được giao với hình thức không thu tiền sử dụng đất. UBND huyện Thường Tín sẽ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ theo quy hoạch. Phương thức giao đất được thực hiện không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư.
Trước đó, huyện Ứng Hòa đã được giao gần 15.069m2 đất (đã giải phóng mặt bằng) tại thị trấn Vân Đình, xã Liên Bạt để triển khai dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho đấu giá quyền sử dụng đất. Trong đó, 7.220 m2 đất được lập phương án đấu giá, còn 7.850 m2 là đất giao thông và cây xanh.
Ngoài ra, gần 19.816m2 đất tại xã An Mỹ (đã hoàn thành giải phóng mặt bằng) cũng được giao cho UBND huyện Mỹ Đức để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở tại khu lô 3 Đồng Chùa, thôn Kinh Đào.
Diện tích này bao gồm 11.660m2 đất đấu giá quyền sử dụng và 8.156m2 còn lại là đất dành cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
UBND TP. Hà Nội yêu cầu UBND các huyện tổ chức xây dựng hạ tầng kỹ thuật theo dự án đầu tư đã được phê duyệt, lập phương án đấu giá quyền sử dụng đất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức đấu giá theo đúng quy định.
Trong cuộc họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước diễn ra vào sáng ngày 23/7 tại Văn phòng Chủ tịch nước, 5 luật đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7. Trong đó, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được thông qua gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định cụ thể và rõ ràng vị trí và vai trò của Thủ đô; các chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Luật Thủ đô (sửa đổi) đề xuất cho Hà Nội bổ sung 2 TP thuộc Thủ đô, đó là thành phố phía Bắc sông Hồng gồm các huyện Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh; lấy hạt nhân là sân bay Nội Bài, sẽ định hướng trở thành thành phố logistics, dịch vụ. Thành phố thứ 2 trong Thủ đô là thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học thuộc phía Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai với trung tâm là Khu công nghệ cao Hòa Lạc.
Việc bổ sung 2 thành phố thuộc Thủ đô theo Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ đưa Hà Nội trở thành đô thị đặc biệt nhất Việt Nam.
Góc nhìn Luật sư từ tình trạng đấu giá đất cao rồi bỏ cọc: Trách nhiệm thuộc về ai?
Hà Nội sắp công khai danh tính người đấu giá đất bỏ cọc ở Thanh Oai