Điểm đến

Dòng sông dài 910km chảy xuyên từ Trung Quốc qua 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện cả nước

Quỳnh Châu 24/11/2023 00:07

Đây là được mệnh danh là "dòng sông ánh sáng" và là nơi có nguồn thủy điện lớn nhất cả nước với tổng công suất lên tới hơn 6.000 MW.

Sông Đà còn gọi là sông Bờ hay Đà Giang là phụ lưu lớn nhất của sông Hồng. Đây cũng là một trong những con sông nổi tiếng thuộc hàng bậc nhất miền Bắc cũng như Việt Nam. Sông có tổng chiều dài 910km (có tài liệu ghi 983km), diện tích lưu vực là 52.900km².

Dòng chính bắt nguồn từ núi Vô Lượng, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam để rồi nhập với sông Hồng ở Phú Thọ. Đoạn sông ở Việt Nam dài 527km (có tài liệu ghi 543km).

Empty

Điểm đầu là biên giới Việt Nam-Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh phía Bắc Việt Nam là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Phú Thọ (phân chia huyện Thanh Thủy, Phú Thọ với Ba Vì, Hà Nội). Điểm cuối là ngã ba Hồng Đà, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.

Dòng chính sông Đà vào Việt Nam ở Mù Cả, Mường Tè. Đoạn đầu sông trên lãnh thổ Việt Nam, sông Đà còn được gọi là Nậm Tè chạy dọc theo biên giới gặp phụ lưu Tiểu Hắc ở Mù Cá, Mường Tè. Phụ lưu Tiểu Hắc vào Việt Nam ở xã Ka Lăng, Mường Tè, chảy dọc theo biên giới về phía tây và hợp lưu với dòng chính sông Đà ở Mù Cả.

Sông Đà có lưu lượng nước lớn, cung cấp 31% lượng nước cho sông Hồng và là một nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện Việt Nam.

Có thể ví sông Đà là dòng “sông mẹ” vì tất cả các sông, suối khu vực Tây Bắc đều đổ vào đây, tạo thành nguồn nước rất lớn. Từ nhiều năm trước, tiềm năng phát triển nguồn thủy điện trên sông Đà đã được các chuyên gia trong và ngoài nước phát hiện. Tuy nhiên, kinh tế thời hậu chiến tranh chống Mỹ còn quá nhiều khó khăn, Việt Nam chưa thể đầu tư xây dựng công trình thủy điện trên sông Đà.

Empty

Đến tháng 11/1979, với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, công trình Thủy điện Hòa Bình trên sông Đà đã được khởi công. Sau gần 15 năm xây dựng, đến năm 1994, công trình đã hoàn thành với 8 tổ máy, tổng công suất 1.920MW, xây dựng ở bậc thang dưới cùng trên lưu vực sông Đà. Tính đến nay, Thủy điện Hòa Bình đã cung cấp cho hệ thống điện Việt Nam trên 230 tỷ kWh, đồng thời tham gia cắt hơn 100 cơn lũ, đảm bảo cho Đồng bằng sông Hồng, trong đó có Thủ đô Hà Nội được an toàn trong mùa mưa lũ.

11 năm sau, vào năm 2005, công trình Thủy điện Sơn La tổng công suất 2.400MW được khởi công và sau 7 năm xây dựng, ngày 23/12/2012, công trình được khánh thành - đánh dấu công cuộc chinh phục bậc thang thứ 2 của dòng chính sông Đà đã hoàn thành.

Bậc thang thứ 3 của sông Đà chính là Nhà máy Thủy điện Lai Châu công suất 1.200MW được hoàn thành năm 2016, khép lại hành trình chinh phục dòng sông Đà. Nguồn “vàng trắng” đã được chuyển thành dòng điện phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và đời sống của nhân dân.

Như vậy, trên dòng sông Đà đến nay đã xây dựng thành công 3 nhà máy thủy điện lớn: Hòa Bình, Sơn La và Lai Châu. Đây đều là 3 nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam, trong đó có thủy điện Sơn La lớn nhất Đông Nam Á. Ngoài ra, tại các nhánh của sông Đà còn có Nhà máy Thủy điện Huội Quảng (520MW) và Bản Chát (180MW).

Empty

Hiện nay, sông Đà là nơi có nguồn thủy điện lớn nhất cả nước, tổng công suất lên tới hơn 6.000MW, cung cấp sản lượng điện khoảng 25 tỷ kWh/năm cho hệ thống điện quốc gia. Không những sản xuất điện, các công trình thủy điện trên sông Đà còn có vai trò quan trọng trong điều tiết lưu lượng nước cho hạ du sông Hồng. Với tổng dung tích hồ chứa của 3 công trình thủy điện trên dòng chính sông Đà là 19,81 tỷ m3 nước, các công trình đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cắt lũ vào mùa mưa và điều tiết xả nước vào mùa khô hạn.

Bên cạnh đó, các hồ thủy điện đã tạo cơ hội cho các địa phương vùng Tây Bắc tiếp tục bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử trong vùng, đồng thời, đẩy mạnh phát triển du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản; tăng cường lưu thông hàng hóa qua đường thủy một cách dễ dàng hơn. Các công trình thủy điện cũng tạo ra môi trường sống ngày càng trong lành do việc trồng thêm rừng, chăm sóc rừng, nhờ đó, giảm phát thải khí nhà kính, giảm nguy cơ ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu...

Empty

Có vai trò đặc biệt quan trọng nên mỗi lần nước sông Đà cạn kiệt lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động sinh hoạt và sản xuất cả của miền Bắc. Chẳng hạn như tháng 6 vừa qua, nắng nóng kỷ lục khiến hầu hết các hồ thuỷ điện trên dòng sông Đà ở mực nước chết, nhiều tỉnh thành phía Bắc phải thực hiện cắt điện luân phiên để đảm bảo nguồn điện.

>> Việt Nam sở hữu một nhà ga cáp treo có diện tích gần 11.000m2, công suất 8.800 người/giờ, được công nhận "Nhà ga cáp treo lớn nhất thế giới"

Ngôi làng đá cổ ở độ cao 300m, tuổi đời 500 năm, kỳ lạ người dân sống rất thọ

Dòng sông dài 256km chảy xuyên 4 tỉnh thành, "ôm trọn" TP. HCM tạo ra những bán đảo đẹp nức lòng du khách

Việt Nam lọt top những quốc gia có chất lượng sống tốt nhất châu Á

Theo Chất lượng và Cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/dong-song-dai-910km-chay-xuyen-tu-trung-quoc-qua-5-tinh-phia-bac-viet-nam-la-nguon-tai-nguyen-thuy-dien-lon-cho-nganh-cong-nghiep-dien-ca-nuoc-d111907.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Dòng sông dài 910km chảy xuyên từ Trung Quốc qua 5 tỉnh phía Bắc Việt Nam, là nguồn tài nguyên thủy điện lớn cho ngành công nghiệp điện cả nước
POWERED BY ONECMS & INTECH