Bất động sản

Dự án mở rộng tuyến cao tốc đầu tiên của miền Bắc đón tin vui

Việt Hoàng 26/04/2025 08:00

Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 29km, điểm đầu tại Km182+300 (nút giao Pháp Vân), điểm cuối tại Km211+256 (nút giao Đại Xuyên).

Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 3509/VPCP-CN gửi Bộ trưởng Bộ Xây dựng, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà liên quan đến đề xuất mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ quy mô 10-12 làn xe theo phương thức PPP do CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành đề xuất.

Theo đó, Phó Thủ tướng đồng ý về chủ trương, giao Bộ Xây dựng xem xét đề xuất của nhà đầu tư, hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp vượt thẩm quyền, Bộ Xây dựng có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Trước đó, vào tháng 3/2025, CTCP Đầu tư và Xây dựng Giao thông Phương Thành đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đề xuất mở rộng tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên quy mô 10-12 làn xe, thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Nguồn ảnh: Báo Chính phủ
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ. Nguồn ảnh: Báo Chính phủ

Theo đó, Công ty Phương Thành là nhà đầu tư thực hiện dự án nâng cấp tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ theo hình thức hợp đồng BOT, đã được Bộ Giao thông vận tải (nay là Bộ Xây dựng) phê duyệt và điều chỉnh vào các năm 2013 và 2014.

Tuyến cao tốc này có chiều dài khoảng 29km, điểm đầu tại Km182+300 (nút giao Pháp Vân), điểm cuối tại Km211+256 (nút giao Đại Xuyên). Mặt cắt ngang hiện tại rộng 33,5m, gồm 6 làn xe cơ giới và 2 lề đất rộng 0,75m mỗi bên.

>> Loạt công trình thể thao tại TP giàu nhất Việt Nam chuẩn bị được nâng cấp, quy mô hơn 600 tỷ

Dự án được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 hoàn thành và bắt đầu thu phí từ tháng 10/2015; giai đoạn 2 hoàn tất và đưa vào khai thác từ ngày 5/7/2019.

Từ khi đưa vào khai thác đến nay, lưu lượng phương tiện trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ liên tục tăng mạnh qua từng năm.

Theo số liệu thu phí năm 2024, lưu lượng xe con quy đổi trung bình đạt khoảng 85.000 lượt/ngày đêm - vượt xa thiết kế ban đầu là 55.400 lượt/ngày đêm, với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 6%/năm.

Đáng chú ý, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ được mở rộng lên 10-12 làn xe. Trong đó, đoạn từ Pháp Vân đến Vành đai 4 sẽ có 12 làn xe; đoạn từ Vành đai 4 đến Phú Thứ sẽ có 10 làn xe.

Hiện nay, TP. Hà Nội đang triển khai hàng loạt dự án giao thông kết nối trực tiếp vào tuyến cao tốc này, bao gồm: Dự án nút giao Tứ Hiệp tại Km184+116; dự án đường Vành đai 3,5 đoạn Phúc La - Văn Phú kết nối cao tốc tại Km185+40 và dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội kết nối tại Km190+260.

Việc mở rộng tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ không chỉ phù hợp với quy hoạch quốc gia, mà còn là yêu cầu cấp thiết nhằm giải tỏa áp lực giao thông ngày càng gia tăng trên trục huyết mạch cửa ngõ phía Nam Thủ đô.

Cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình khởi công gói thầu đầu tiên vào ngày 07/01/2006 bằng vốn vay ODA, nối với đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (khi đó chưa được nâng cấp là cao tốc). Sau đó, tuyến đường này trở thành tuyến cao tốc đầu tiên ở phía Bắc, tháo gỡ nút thắt về giao thông ở cửa ngõ phía Nam Hà Nội.

>> Đề xuất xây dựng tuyến đường hơn 5.000 tỷ kết nối cầu vượt sông Hồng do liên danh Vingroup đầu tư với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Đề xuất xây dựng tuyến đường hơn 5.000 tỷ kết nối cầu vượt sông Hồng do liên danh Vingroup đầu tư với cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên

Đầu tư tuyến cao tốc nối 22.000 tỷ nối cửa khẩu quốc tế với các trục giao thông vùng ĐBSCL

Theo reatimes.vn
https://reatimes.vn/du-an-mo-rong-tuyen-cao-toc-dau-tien-cua-mien-bac-don-tin-vui-202250425165851315.htm
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Dự án mở rộng tuyến cao tốc đầu tiên của miền Bắc đón tin vui
    POWERED BY ONECMS & INTECH