Đây là mức lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp từ trước đến nay.
CTCP Dược Hậu Giang (mã: DHG) mới đây đã công bố BCTC hợp nhất quý IV/2023. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 1.534 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Giá vốn hàng bán tăng 24% lên hơn 881 tỷ đồng; lợi nhuận gộp cũng nhích nhẹ 5% lên 653 tỷ đồng.
Kết quả, trong quý IV/2023, Công ty Dược Hậu Giang ghi nhận hơn 292 tỷ đồng lãi trước thuế và 261 tỷ đồng lãi sau thuế, cùng tăng 11% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh nghiệp cho biết đây là kết quả của việc tập trung bán các sản phẩm chiến lược, chủ lực. Hệ thông phân phối ngày càng được tổ chức chặt chẽ và kết nối tốt với khách hàng.
Lũy kế cả năm 2023, doanh thu đạt 5.015 tỷ đồng, tăng 7,3%; lãi sau thuế 1.051 tỷ đồng, tăng 6,4% so với năm 2022. Đây là năm thứ 4 liên tiếp tăng trưởng lợi nhuận và thiết lập kỷ lục mới. Công ty hoàn thành 100% kế hoạch doanh thu thuần và vượt 3% kế hoạch lợi nhuận được cổ đông giao.
Tổng hợp từ BCTC các năm của Dược Hậu Giang |
>> Cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG) lập chuỗi tăng giá dài nhất sau 18 năm lên sàn
Năm 2024, Dược Hậu Giang đề ra mức doanh thu tăng nhẹ lên 5.200 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế giảm từ 1.160 tỷ đồng xuống 1.080 tỷ đồng. Kế hoạch này sẽ được trình cổ đông trong kỳ họp ĐHCĐ năm nay.
Dược Hậu Giang là doanh nghiệp đầu ngành dược phẩm Việt Nam. Công ty duy trì đà tăng trưởng lợi nhuận từ 2019 đến nay, động lực đến từ kênh xuất khẩu nhờ sự hỗ trợ mạnh từ công ty mẹ Taisho (Nhật Bản) và kênh ETC (bệnh viện).
Trong năm 2022, kênh ETC chỉ chiếm tỷ trọng 13% doanh thu hàng sản xuất của công ty nhưng tăng 33% so với 2021. Năm 2023, công ty đặt mục tiêu tăng tỷ trọng lên 20%. Còn kênh xuất khẩu mới đóng góp hơn 100 tỷ vào doanh thu Dược Hậu Giang vào năm 2022 nhưng ghi nhận tốc độ tăng 20%/năm trong 5 năm.
Công ty hiện hoạt động với hai nhà máy có công suất thiết kế 7,5 tỷ đơn vị mỗi năm, với các sản phẩm chính thuộc ngành hàng kháng sinh, giảm đau – hạ sốt. Vào năm 2022, Dược Hậu Giang khởi công nhà máy Betalactam theo chuẩn Japan/EU-GMP đề mở rộng quy mô phát triển. Nhà máy có tổng vốn đầu tư khoảng 700 tỷ cho công suất 1 tỷ viên/năm, dự kiến dự kiến hoạt động từ quý IV/2024.
Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam cho rằng đây chính là động lực tăng trưởng dài hạn của Dược Hậu Giang từ sau năm 2025, giúp công ty tăng khả năng trúng thầu ETC và xuất khẩu vào nhiều thị trường khác, đặc biệt là khu vực châu Âu.
Tuy nhiên, giai đoạn 2023–2024, doanh thu Dược Hậu Giang khó tăng mạnh do nhà máy hiện hữu đã đạt trên 90% công suất và xu hướng mở rộng lênh ETC.
>> Thương vụ M&A lớn nhất ngành y Việt Nam: Bệnh viện FV chính thức 'về tay' tập đoàn Singapore
Dược phẩm OPC bị phạt và truy thu thuế tiền tỷ do khai sai thuế 2 năm liền
Cổ phiếu Dược Hậu Giang (DHG) lập chuỗi tăng giá dài nhất sau 18 năm lên sàn