Điểm đến

Đường hầm dẫn lũ 2.000 năm tuổi mất đến hơn một thế kỷ để xây dựng, nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO

Nhật Linh 17/01/2024 09:02

Đây là công trình kiến trúc cổ tuyệt đẹp để ngăn nước lũ dưới thời đế quốc La Mã.

Đường hầm Vespasianus Titus nằm ở tỉnh Hatay, miền nam Thổ Nhĩ Kỳ. Công trình được xây dựng để ngăn dòng nước lũ mang theo cát, sỏi tràn xuống thành phố Seleucia Pieria và bến cảng Antioch.

Đường hầm Vespasianus Titus

Đường hầm Vespasianus Titus

Vespasianus Titus được khởi công xây dựng dưới thời hoàng đế La Mã Vespasian (69-79) vào thế kỷ 1. Việc xây dựng được tiếp tục trong thời kỳ trị vì của con trai ông là Titus (79-81). Cuối cùng, sau 150 năm xây dựng, đường hầm đã được hoàn thành dưới thời hoàng đế Antoninus Pius. Đường hầm Titus được thiết kế bởi các kỹ sư trong quân đoàn La Mã và do binh lính, thủy thủ cùng tù nhân xây dựng.

Đường hầm Titus được thiết kế bởi các kỹ sư trong quân đoàn La Mã và do binh lính, thủy thủ cùng tù nhân xây dựng

Đường hầm Titus được thiết kế bởi các kỹ sư trong quân đoàn La Mã và do binh lính, thủy thủ cùng tù nhân xây dựng

Các nhà nghiên cứu biết những mốc thời gian này nhờ một số chữ khắc trên đá trong đường hầm, theo Ancient Origins. Ở đoạn đầu đường hầm có thể tìm thấy tên của Vespasianus và Titus. Do đó, có thể đường hầm được xây dựng qua hai đời hoàng đế. Một dòng chữ khắc khác ở kênh nước cuối nguồn mang tên Antoninus Pius, hé lộ công trình hoàn thành dưới thời vị hoàng đế này.

Đường hầm dài 1.380m với chiều cao 7m và chiều rộng 6m. Vespasianus Titus là một phần của hệ thống dẫn nước, bao gồm đập để chuyển hướng dòng chảy của sông Orontes; kênh dẫn nước ngắn; đoạn đường hầm đầu tiên; kênh trung gian ngắn; đoạn đường hầm thứ hai và kênh xả dài. Hệ thống dẫn nước được thiết kế theo nguyên tắc chặn dòng suối bằng nắp lệch, sau đó chuyển nước qua kênh và đường hầm nhân tạo.

Kỳ quan nhân tạo này vẫn tồn tại tới tận ngày nay mà không bị hư hỏng nhiều

Kỳ quan nhân tạo này vẫn tồn tại tới tận ngày nay mà không bị hư hỏng nhiều

Do toàn bộ đường hầm được đẽo xuyên qua lớp đá cứng, đây là một thành tựu kỹ thuật La Mã nổi bật, đặc biệt hoàn thành trong thời gian ngắn. Ngoài ra, kỳ quan nhân tạo này vẫn tồn tại tới tận ngày nay mà không bị hư hỏng nhiều. Đường hầm Titus là minh chứng cho sự sáng tạo của người La Mã trong việc giải quyết thách thức mà thành phố của họ phải đối mặt.

Vespasianus Titus là một trong những công trình tráng lệ nhất của đế quốc La Mã

Vespasianus Titus là một trong những công trình tráng lệ nhất của đế quốc La Mã

Cách đường hầm khoảng 100m là hang Besikli, tiếng Hy Lạp có nghĩa "thành phố của người chết". Trong hang có những ngôi mộ từ thời La Mã cổ đại, được cho là của một nhà quý tộc cùng gia quyến. Những ngôi mộ có mái vòm phía trước, được trang trí và chạm khắc cầu kỳ. Các ngôi mộ giờ đây đều trống rỗng do bị kẻ trộm mộ cướp phá.

Đường hầm Vespasianus Titus nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO từ năm 2014

Đường hầm Vespasianus Titus nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO từ năm 2014

Đường hầm Vespasianus Titus nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO từ năm 2014. Theo UNESCO, đường hầm Vespasianus Titus là một trong những công trình tráng lệ nhất của đế quốc La Mã với kích thước lớn và giá trị kiến trúc, kỹ thuật độc đáo. Hiện nay, công trình này là điểm tham quan nổi tiếng, thu hút nhiều du khách khi đến Thổ Nhĩ Kỳ.

>> Mỏ muối 700 năm tuổi lớn nhất thế giới chứa cả ‘mê cung ngầm’, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Đường hầm kết nối đường sắt và đường bộ dài nhất thế giới: Nằm ở độ sâu 40m dưới lòng đại dương, kết nối vận tải của hai quốc gia, rút ngắn một nửa thời gian đi lại so với thông thường

Đường hầm cao tốc xoắn hơn 4.000m dài nhất thế giới có đường xoắn ốc bán kính gần 900m, từng được coi là dự án bất khả thi

Theo Chất lượng và cuộc sống
https://chatluongvacuocsong.vn/duong-ham-dan-lu-2000-nam-tuoi-mat-den-hon-mot-the-ky-de-xay-dung-nam-trong-danh-sach-di-san-the-gioi-du-kien-cua-unesco-d114911.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Đường hầm dẫn lũ 2.000 năm tuổi mất đến hơn một thế kỷ để xây dựng, nằm trong danh sách di sản thế giới dự kiến của UNESCO
    POWERED BY ONECMS & INTECH