Quốc tế

Eo biển độc nhất thế giới: Sở hữu một loạt cây cầu và đường hầm khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục

Quỳnh Vân 03/04/2024 - 21:47

Không chỉ giúp giao thông thuận lợi mà những cây cầu, đường hầm này còn là điểm tham quan ấn tượng của thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

Với bờ dốc bao quanh bởi những dinh thự trang nhã, công viên và những khu rừng có tuổi đời hàng thế kỷ, eo biển Bosphorus là hiện thân của thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Eo biển dài 30km này nối Biển Đen ở phía Bắc và Biển Marmara ở phía Nam, chia thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ thành 2 phần - một phần thuộc châu Âu và một phần thuộc châu Á.

Theo số liệu năm 2021, chỉ có khoảng 16 triệu người dân sống tại Istanbul. Nhiều người sống ở phía bên này nhưng lại làm việc ở phía bên kia của thành phố, nghĩa là thường xuyên có một lượng lớn cư dân di chuyển. Họ sử dụng hệ thống đường bộ, đường sắt, tàu thủy, cầu và đường hầm để đi từ lục địa này sang lục địa khác.

Dưới đây là một số cây cầu, đường hầm lớn nối giữa phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á của thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ.

Cầu Martyrs 15/7

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Cầu Martyrs 15/7. Ảnh: CNN

Ban đầu được gọi là Boğaziçi Köprüsü – hay cầu Bosphorous – công trình kiến trúc này được đổi tên thành Martyrs 15/7 để tưởng nhớ những người thiệt mạng trong vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016. Tuy nhiên, người dân địa phương vẫn gọi nó là Boğaziçi Köprüsü, hay cầu Đầu tiên.

Chính thức thông xe vào tháng 10/1973, cây cầu treo bằng thép có chiều dài 1.560m, bắc qua khu vực nước chảy xiết tại eo biển Bosphorus gần biển Marmara.

Hiện tại, cây cầu chỉ mở cửa cho người đi bộ một ngày trong năm khi có hàng nghìn người đăng ký tham gia giải chạy Marathon Istanbul.

Cầu Fatih Sultan Mehmet

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Cầu Fatih Sultan Mehmet. Ảnh: CNN

Cây cầu thứ 2 nối cả 2 châu lục được khánh thành vào ngày 3/7/1988, được đặt tên theo Fatih Sultan Mehmet - vị vua của đế quốc Ottoman trong thế kỷ XV.

Đôi khi còn gọi là FSM Köprüsü, công trình cũng là một cây cầu treo bằng thép có chiều dài và phí sử dụng tương tự cầu Martyrs 15/7.

Cây cầu bắc qua điểm hẹp nhất của eo biển Bosphorus, với làn đường cho xe di chuyển nằm ở độ cao 60m so với mực nước biển.

Mang đến tầm nhìn ngoạn mục ra eo biển Bosphorus nhưng cây cầu không cho phép người đi bộ mà chỉ cho xe chạy qua.

Cầu Yavuz Sultan Selim

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Cầu Yavuz Sultan Selim. Ảnh: CNN

Năm 2016, cây cầu treo thứ 3 bắc qua eo biển Bosphorus có tên Yavuz Sultan Selim (cháu trai của Quốc vương Mehmet) chính thức thông xe.

Sau khi hoàn thành, cây cầu đã phá vỡ nhiều kỷ lục. Với mặt cầu đơn rộng 58,8m, đây là cây cầu treo rộng nhất thế giới khi đó, có thể chứa 8 làn xe và một tuyến đường sắt đôi. Ngoài ra, cầu Yavuz Sultan Selim cũng là cây cầu cao thứ 5 trên thế giới, với chiều cao hơn 322m.

Cầu Çannakale 1915

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Cầu Çannakale 1915. Ảnh: CNN

Tuyến đường mới nhất đi qua 2 lục địa Á - Âu là cầu Çannakale 1915 Köprüsü, nối thị trấn Gelibolu ở phía châu u với thị trấn Lapseki ở châu Á.

Công trình khánh thành ngày 18/3/2022 và lập kỷ lục thế giới về nhịp cầu treo dài nhất khi sở hữu chiều dài 3,7km.

Từ khi đi vào hoạt động, cây cầu đã thay thế cho tuyến phà kéo dài 1 giờ bằng 6 phút lái xe với tốc độ tối đa cho phép là 80km/h.

Đường hầm Eurasia

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Đường hầm Eurasia. Ảnh: CNN

Bao gồm phần nằm dưới lòng biển dài 5,3km, đường hầm Eurasia là cách nhanh nhất để di chuyển giữa 2 phần lãnh thổ thuộc châu Âu và châu Á của Istanbul. Đây là một phần của tuyến đường dài gần 15km nối Kazlıçeşme ở châu Âu với Göztepe ở châu Á.

Hầm có giới hạn tốc độ 70 km/h và mức phí 2,85 USD mỗi xe. Việc thi công hầm hoàn thành vào tháng 12/2016, giúp giảm thời gian di chuyển giữa 2 khu vực từ 100 phút xuống chỉ còn 15 phút.

Công trình cũng là tuyến kết nối quan trọng giữa 2 sân bay Atatürk và Sabiha Gökçen, trước khi các chuyến bay thương mại được chuyển từ sân bay Atatürk sang sân bay Istanbul.

Marmaray

Quốc gia sở hữu một loạt những công trình kiến trúc khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
Đường hầm xuyên biển Marmaray. Ảnh: CNN

Theo CNN, ý tưởng xây dựng tuyến đường sắt xuyên qua eo biển Bosphorus được đưa ra từ năm 1860 nhưng phải đến năm 2004, tuyến đường dài 13,6km này mới bắt đầu được khởi công xây dựng.

Tới tháng 10/2013, dịch vụ đường sắt mới được đi vào hoạt động và mất thêm 6 năm nữa, tất cả ga dọc tuyến đường mới sẵn sàng sử dụng.

Thời gian bị đẩy lùi do gần như mỗi mét đào xuống đều làm lộ ra những hiện vật khảo cổ, một số có niên đại 8.000 năm.

Phần xa nhất nằm ở độ sâu 60m dưới mực nước biển, khiến công trình trở thành đường hầm xuyên biển sâu nhất thế giới.

>> "Chuyến tàu tới thiên đường' ở Trung Quốc đi qua 34 cây cầu và 20 đường hầm, đích đến là vùng đất đẹp như tranh

Quốc gia châu Á gây ấn tượng với cabin cáp treo độc nhất vô nhị trên thế giới, mang hình dạng của một quả cầu được ví như ‘đến từ tương lai’

Ngỡ ngàng với cây cầu treo có nhịp dài nhất thế giới: Vắt ngang qua thung lũng, tháp chính cao bằng tòa nhà 70 tầng

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/eo-bien-doc-nhat-the-gioi-so-huu-mot-loat-cay-cau-va-duong-ham-khong-lo-noi-lien-chau-a-voi-chau-au-pha-vo-nhieu-ky-luc-229086.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Eo biển độc nhất thế giới: Sở hữu một loạt cây cầu và đường hầm khổng lồ nối liền châu Á với châu Âu, phá vỡ nhiều kỷ lục
    POWERED BY ONECMS & INTECH