Vĩ mô

EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu đặt niềm tin mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam

Khúc Văn 09/04/2024 - 08:40

Một nửa số người được Eurocham khảo sát dự đoán số lượng đơn đặt hàng và doanh thu sẽ cao hơn trong quý II/2024.

Sự lạc quan về kinh tế Việt Nam gia tăng cả trong ngắn hạn và dài hạn

Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) vừa công bố Chỉ số Niềm tin Kinh doanh (BCI) quý I/2024. Theo đó, BCI quý này đạt 52,8 điểm, mức cao nhất kể từ năm 2022 cho thấy niềm tin vào môi trường đầu tư kinh doanh Việt Nam của cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu ngày càng tăng.

Theo BCI, trong ngắn hạn, sự lạc quan đang gia tăng khi tâm lý chuyển biến tích cực trong quý sắp tới đối với nền kinh tế nói chung. Mức độ lạc quan tăng 6 điểm so với quý trước lên 45%, trong khi mức độ bi quan chỉ là 10%. Một nửa số người được hỏi dự đoán số lượng đơn đặt hàng và doanh thu sẽ cao hơn trong quý II/2024.

EuroCham: ‘Niềm tin của doanh nghiệp tăng cao nhưng rào cản pháp lý vẫn lớn’
Có 40% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong Quý II. Ảnh minh hoạ.

Về triển vọng việc làm, có 40% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng lực lượng lao động trong quý II. Đặc biệt, niềm tin đầu tư tăng lên khi số lượng doanh nghiệp có kế hoạch cắt giảm chi tiêu trong quý tới giảm xuống, hiện chỉ còn 15% so với 23% trước đó, cho thấy niềm tin đầu tư đã tăng lên.

Về dài hạn, sự lạc quan này càng được củng cố, với 71% doanh nghiệp cảm thấy tích cực về triển vọng dài hạn của họ tại Việt Nam trong 5 năm tới.

>>Quốc gia châu Á chỉ nhỏ bằng 1 huyện của Việt Nam bất ngờ 'vượt mặt' Mỹ, nhà đầu tư thi nhau tìm đến

Nhìn nhận kết quả này, ông Dominik Meichle, Chủ tịch EuroCham cho rằng, quan điểm của cộng đồng doanh nghiệp châu Âu về Việt Nam là một thị trường năng động với triển vọng tăng trưởng tuyệt vời. Chỉ số này một lần nữa tăng trên ngưỡng 50 khẳng định sức hấp dẫn ngày càng tăng của quốc gia này. Những nỗ lực liên tục nhằm nâng cao sự ổn định và khả năng dự đoán sẽ tăng cường hơn nữa khả năng cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam và phát huy hết tiềm năng của mình.

Với sự lạc quan về kinh tế Việt Nam cả trong ngắn hạn và dài hạn, Chủ tịch EuroCham cho rằng, Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu của các doanh nghiệp châu Âu thời gian tới. Trong BCI, có 54% số người được khảo sát cho biệt họ sẽ giới thiệu đất nước này cho các doanh nghiệp nước ngoài khác, xếp hạng từ 8 trở lên trên 10.

“Điều này nhấn mạnh sức hấp dẫn ngày càng tăng của Việt Nam trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, đồng thời cũng gợi ý tiềm năng tăng thêm vị thế của Việt Nam và sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư;”, ông ông Dominik Meichle nêu rõ.

Rào cản pháp lý cản trở gia nhập thị trường và đầu tư dài hạn

Trong khi sự lạc quan vẫn còn cao, BCI cũng chỉ ra những rào cản pháp lý ở Việt Nam cản trở việc gia nhập thị trường và đầu tư dài hạn.

EuroCham: ‘Niềm tin của doanh nghiệp tăng cao nhưng rào cản pháp lý vẫn lớn’
BCI cũng chỉ ra những rào cản pháp lý ở Việt Nam cản trở việc gia nhập thị trường và đầu tư dài hạn. Ảnh: TTXVN

Cụ thể, hơn một nửa số doanh nghiệp được hỏi coi gánh nặng hành chính là trở ngại lớn cho việc thành lập và mở rộng hoạt động; 36% doanh nghiệp gặp khó khăn với các quy định khó hiểu, tạo ra sự không chắc chắn và cản trở việc hoạch định chiến lược; 28% gặp phải sự chậm trễ tốn kém trong việc xin phê duyệt, không khuyến khích các dự án kinh doanh mới và tăng thêm rủi ro cho các nhà đầu tư. 26% gặp phải rào cản thị thực.

>>“Cắt giảm điều kiện kinh doanh đang chậm lại, có lĩnh vực rào cản còn nặng nề hơn”

Chủ tịch EuroCham Dominik Meichle cho rằng Việt Nam có tiềm năng kinh tế to lớn và việc giải quyết các thách thức pháp lý là chìa khóa để hiện thực hóa tiềm năng đó một cách trọn vẹn. Việc đơn giản hóa thủ tục và thiết lập các quy định minh bạch hơn sẽ giúp cả doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài thành công.

“Điều này sẽ giúp Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hàng đầu trong khu vực, mang lại lợi ích cho doanh nghiệp trong nước, thu hút vốn quốc tế và tăng cường quan hệ đối tác kinh tế", Chủ tịch EuroCham tin tưởng.

Để thu hút thêm đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp châu Âu kiến nghị Việt Nam cần cải cách một số điểm quan trọng. Cụ thể, có 37% doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam mong muốn các thủ tục gia nhập thị trường đơn giản, hợp lý hơn và giảm bớt quan liêu; 34% doanh nghiệp cho rằng luật pháp cần rõ ràng và nhất quán để tạo ra môi trường đầu tư có thể dự đoán được và 28% doanh nghiệp ủng hộ việc cải thiện đường sá, bến cảng và cầu để hỗ trợ thương mại và hậu cần.

>>Giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024

Chủ tịch Đặng Hồng Anh đề xuất số hóa pháp lý: 'Chìa khóa' giảm chi phí và tăng nội lực cho doanh nghiệp Việt

Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Theo Kiến thức đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/eurocham-doanh-nghiep-chau-au-dat-niem-tin-manh-me-vao-nen-kinh-te-viet-nam-229836.html
Bài liên quan
  • TS Nguyễn Văn Đính: Nghị quyết 68 sẽ 'khóa van' đầu cơ đất, mang cơ hội mua nhà thật cho người dân
    Nghị quyết 68 được kỳ vọng giải phóng bất động sản khỏi ách tắc thủ tục, khơi thông nguồn cung và ổn định giá.
  • Nghị quyết quan trọng nhất giúp kinh tế tư nhân bứt phá
    Trong suốt gần 40 năm Đổi mới, khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm, thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới sáng tạo và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, chưa bao giờ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân được khẳng định mạnh mẽ như trong Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị, khi lần đầu tiên "kinh tế tư nhân được xác định là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc dân".
  • Để TPHCM trở thành trung tâm tài chính quốc tế hội tụ giới siêu giàu như Dubai
    Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, việc xây dựng TPHCM trở thành một trung tâm tài chính quốc tế là một bước đi chiến lược cho quá trình phát triển bền vững, thể hiện khát vọng vươn mình, nâng tầm vị thế quốc gia.
  • TS Trần Thị Hồng Minh: Việt Nam thiếu chính sách đặc thù để thúc đẩy liên kết doanh nghiệp
    Bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược khẳng định Việt Nam còn thiếu chính sách đặc thù về thúc đẩy các hình thức liên kết doanh nghiệp, nhất là chính sách ưu đãi về thuế, tiếp cận vốn, bảo lãnh tín dụng, mặt bằng sản xuất kinh doanh theo mức độ tham gia liên kết chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng. Quy định hiện hành chưa đủ thuận lợi cho hoạt động tiếp cận các hình thức cấp vốn theo chuỗi giá trị.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    EuroCham: Doanh nghiệp châu Âu đặt niềm tin mạnh mẽ vào nền kinh tế Việt Nam
    POWERED BY ONECMS & INTECH