Doanh nghiệp

EVN kiến nghị sớm tăng giá điện bán lẻ do "kinh doanh tiếp tục thua lỗ"

Giai Nhi 28/07/2023 18:02

Khó khăn tiếp tục bủa vây, EVN kiến nghị Chính phủ, bộ ngành cho phép sớm được điều chỉnh giá điện bán lẻ.

Mới đây, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã nêu kiến nghị tháo gỡ khó khăn tài chính, trong đó sớm điều chỉnh giá bán lẻ điện để cân bằng kết quả kinh doanh tại tham luận hội thảo "Cơ chế, chính sách và giải pháp phát truển năng lượng bền vững".

Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng 3%, từ 4/5/2023 lên 1.920,37 đồng/kWh. Song mức này chỉ bằng một phần ba so với mức tăng 9,27% giá thành sản xuất điện năm 2022 (2.032,26 đồng). Do đó, tình hình tài chính của EVN vẫn chưa cải thiện sau đợt tăng giá này.

Khó khăn tiếp tục bủa vây, EVN kiến nghị Chính phủ, bộ ngành cho phép họ sớm được điều chỉnh giá bán lẻ điện.

Cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện đang được thực hiện theo Quyết định 24/2017, trong đó thời gian giữa hai lần điều chỉnh là 6 tháng nếu rà soát, kiểm tra các chi phí đầu vào khiến giá thành tăng từ 3% trở lên. Như vậy, nếu được đồng ý, đợt tăng giá tiếp theo có thể sẽ vào cuối năm nay.

Đề nghị tăng tiếp giá điện được EVN đưa ra trong bối cảnh sản xuất kinh doanh tiếp tục lỗ khiến họ gặp khó khăn về dòng tiền từ tháng 7 đến hết năm. EVN đang nợ tiền mua điện của các đơn vị phát điện và nhiều khả năng sẽ không cân đối đủ tiền để thanh toán chi phí này.

Trước nguy cơ thiếu hụt dòng tiền, EVN kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước cho doanh nghiệp này vay không lãi suất để thanh toán tiền điện cho các đơn vị trên.

Hai năm qua, tập đoàn này đã giảm chi phí sửa chữa lớn 10-50% do không cân đối được vốn. Việc sửa chữa tài sản tiếp tục bị cắt giảm trong năm nay, ảnh hưởng lớn tới an toàn vận hành hệ thống điện.

Năm nay kế hoạch đầu tư xây dựng của EVN là 94.860 tỷ đồng. Với kết quả sản xuất kinh doanh lỗ, EVN cho hay, không thể trả nợ đúng hạn các ngân hàng, và chi phí, lãi suất các khoản vay tăng lên do đánh giá mức độ rủi ro tăng thêm với bên cho vay. Việc này khiến họ gặp khó trong huy động, cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án, đảm bảo vận hành an toàn, cung ứng điện cho các năm tiếp theo.

Trong bối cảnh chi phí mua điện tăng quá cao, nhưng giá bán lẻ điện bình quân 2022 không được điều chỉnh kịp thời khiến EVN bị lỗ hơn 36.200 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Sau khi trừ đi các khoản tiết kiệm đầu tư, sửa chữa lớn và tài chính khác, mức lỗ là trên 26.200 tỷ đồng. EVN đề nghị Chính phủ, các bộ chấp thuận khoản lỗ hai năm (2022-2023) là do "thực hiện chính sách".

EVN bắt tay ông lớn Nhật Bản sản xuất viên nén biomass

Việt Nam cần nhập khẩu 5.000MW điện từ Lào

Việt Nam cần hơn 134 tỷ USD để đầu tư cho phát triển điện lực đến năm 2030

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/evn-kien-nghi-som-tang-gia-dien-ban-le-do-kinh-doanh-tiep-tuc-thua-lo-194394.html
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
EVN kiến nghị sớm tăng giá điện bán lẻ do "kinh doanh tiếp tục thua lỗ"
POWERED BY ONECMS & INTECH