FED giữ nguyên lãi suất, chính sách tiền tệ của Việt Nam có bị ảnh hưởng

03-11-2023 13:06|Dương Lam

Liệu chính sách tiền tệ của Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi diễn biến với thị trường quốc tế?

FED giữ nguyên lãi suất, chính sách tiền tệ của Việt Nam có bị ảnh hưởng

Kết thúc cuộc họp 1/11, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 5,2%-5,55%, mức cao nhất 22 năm qua.

Đây là cuộc họp thứ 2 liên tiếp mà FOMC đưa ra quyết định này sau 11 đợt tăng lãi suất, trong đó có 4 lần thực hiện vào năm 2023. Trong khi đó, sáng 2/11, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.099 VND/USD, tăng 10 đồng so với hôm qua.

Phản ứng thông tin trên, thị trường tiền tệ trong và ngoài nước biến động trái chiều. Chỉ số USD Index trên thị trường quốc tế giảm từ 107 điểm xuống còn 106,33 điểm. Thế nhưng, đồng USD vẫn neo giá cao so với nhiều ngoại tệ mạnh khác.

Tại Việt Nam, tỷ giá trung tâm do Ngân hàng Nhà nước công bố tăng 10 đồng/USD lên 24.099 đồng/USD. Với biên độ +/- 5%, tỷ giá mà các Ngân hàng Thương mại giao dịch quanh mức 25.303 - 22.894 VND/USD.

Trước những biến động này, liệu chính sách tiền tệ của Việt Nam có bị ảnh hưởng bởi diễn biến với thị trường quốc tế?

Theo TS. Trương Văn Phước, Nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, để công tác điều hành chính sách tiền tệ hiệu quả cần bảo đảm sự phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và ổn định thị trường tài chính. Công tác phối hợp này có thể thực hiện theo ba tình huống.

Trường hợp mức độ rủi ro của hệ thống tài chính ở mức thấp, Ngân hàng Nhà nước có thể tập trung vào thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. Trong khi đó, các công cụ ổn định tài chính sẽ được thực thi để giảm thiểu rủi ro trên thị trường như cho vay tái cấp vốn, các chương trình cho vay khẩn cấp.

Trường hợp mức độ rủi ro ở mức độ trung bình, Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về ổn định tài chính nói riêng và các thị trường có tính đầu cơ cao.

Thực tế, dù Ngân hàng Nhà nước có thể cung ứng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại nhưng có rất ít khả năng can thiệp thị trường chứng khoán và tới các chủ thể kinh tế trên các thị trường khác. Lúc này, các doanh nghiệp lớn trên thị trường chứng khoán và bất động sản cần được sự hỗ trợ từ chính các cơ quan quản lý nhà nước. Nguồn lực trực tiếp từ ngân sách hoặc gián tiếp thông qua các quỹ đầu tư, doanh nghiệp nhà nước sẽ giúp giảm thiểu rủi ro ngày một lớn dần trên thị trường tài chính và các thị trường có tính đầu cơ cao.

Trường hợp mức độ rủi ro ở mức độ cao, Ngân hàng Nhà nước nên phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để tập trung vào các giải pháp xử lý khủng hoảng, tạo sự ổn định rồi mới sử dụng các công cụ để kiểm soát lạm phát. Chỉ khi hệ thống ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính nói chung hoạt động ổn định thì chính sách tiền tệ mới có thể truyền tải được một cách hiệu quả tới nền kinh tế.

'Mạch máu giao thương' kết nối khu kinh tế lâu đời bậc nhất Việt Nam với đường sắt Bắc - Nam có chuyển động mới

TS. Cấn Văn Lực: Nếu Mỹ áp thuế 25%, xuất khẩu giảm 7,5 tỷ USD nhưng GDP Việt Nam vẫn sẽ tăng 7%

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/fed-giu-nguyen-lai-suat-chinh-sach-tien-te-cua-viet-nam-co-bi-anh-huong-209044.html
Bài liên quan
  • Xuất khẩu của doanh nghiệp nội tăng trưởng vượt FDI, kinh tế Việt Nam chuyển mình sang giai đoạn mới?
    Xuất siêu tháng 4/2025 chỉ đạt 580 triệu USD, nhưng đằng sau con số ấy là một cuộc dịch chuyển âm thầm mà ngoạn mục: doanh nghiệp nội địa đang trỗi dậy, dần xoay chuyển thế trận lâu nay vốn nằm trong tay FDI.
  • Thủ tướng nêu 11 nhiệm vụ trọng tâm đưa quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt trên 500 tỷ USD
    Sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Phạm Minh Chính trình bày Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội những tháng đầu năm 2025.
  • Tăng trưởng 2 con số, cách nào?
    Nền kinh tế đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 và hướng tới tăng trưởng 2 con số trong những năm tới. Để đạt mục tiêu tăng trưởng này, nền kinh tế Việt Nam cần tìm động lực mới, thoát bẫy thu nhập trung bình, tăng năng suất lao động.
  • Chỉ số vĩ mô đang ổn định vững chắc, Việt Nam đã sẵn sàng cho bước nhảy vọt 2025
    Năm 2025 đánh dấu bước ngoặt chiến lược khi kinh tế Việt Nam vươn mình trở thành bệ phóng cho giai đoạn phát triển mới. Giữa làn sóng biến động toàn cầu, Việt Nam vẫn giữ vững ổn định vĩ mô, đồng thời tận dụng "cú hích kép" từ FDI kỷ lục và xuất khẩu bứt phá để gia cố nội lực. Quyết tâm chính trị được thể hiện rõ qua hàng loạt hành động chưa có tiền lệ, cho thấy nỗ lực về đích mạnh mẽ trong năm bản lề này.
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    FED giữ nguyên lãi suất, chính sách tiền tệ của Việt Nam có bị ảnh hưởng
    POWERED BY ONECMS & INTECH