Gần 10 năm mở đường bay quốc tế, sân bay tại TP có cảng biển lớn nhất Việt Nam sắp có loạt thay đổi lớn
Sân bay này đang đề xuất quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với nhiều thay đổi quan trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ được nâng cao.
Cục Hàng không Việt Nam vừa có Tờ trình đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cát Bi (sân bay Cát Bi) thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Cảng hàng không quốc tế Cát Bi trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc vẫn là cảng hàng không quốc tế; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự. Trong giai đoạn 2021-2030, sân sân bay Cát Bi có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất 13 triệu hành khách/năm và 250.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay là 30 vị trí. Các loại tàu bay thực hiện khai thác là loại tàu bay code C như A320/A321, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.
Giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất giữ nguyên ga hành khách T1 hiện hữu, xây dựng ga hành khách mới (T2) 2 cao trình tại khu vực phía Đông nhà ga hành khách hiện hữu. Tổng công suất 2 nhà ga hành khách đạt 13 triệu hành khách/năm.
Đến năm 2050, sân bay Cát Bi có cấp sân bay 4E và sân bay quân sự cấp I; công suất 18 triệu hành khách/năm và 500.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay 50 vị trí. Sân bay khai thác loại tàu bay khai thác là code C như A320/A321, code E như B747/B777/B787/A350 và tương đương.
Giai đoạn này, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất nghiên cứu, lựa chọn phương án và triển khai xây dựng mở rộng Nhà ga hành khách để có thể nâng tổng công suất đạt 18 triệu hành khách/năm. Đồng thời, tỉnh sẽ tiến hành ây dựng nhà ga hàng không chung ở khu vực phía Nam đường CHC số 2 khi có nhu cầu.
Với ga hàng hóa, trong giai đoạn 2021-2030 sẽ xây dựng nhà ga hàng hóa tại vị trí khu đất phía Tây nhà ga hành khách T1 với diện tích 23.500m2, công suất khoảng 100.000 tấn hàng hóa/năm. Khi có nhu cầu, ga có thể mở rộng đáp ứng công suất khoảng 250.000 tấn hàng hóa/năm.
Trong giai đoạn 2021-2030, tổng nhu cầu sử dụng đất của sân bay Cát Bi là 490,61ha, trong đó diện tích đất hiện có của sân bay Cát Bi là 488,02ha; diện tích đất dự kiến xin thêm là 2,59ha. Giai đoạn định hướng đến năm 2050 được giữ nguyên như thời kỳ 2021-2030.
Sân bay Cát Bi được người Pháp xây dựng từ thời Pháp thuộc. Sân bay được cải tạo, nâng cấp và chính thức đưa vào khai thác hoạt động hàng không dân dụng từ năm 1985. Đến ngày 11/5/2016, sân bay Cát Bi chính thức tiếp nhận các chuyến bay quốc tế. Đến nay, gần 10 năm thực hiện quy hoạch, có nhiều chỉ tiêu, thông số đã đạt được và một số hạ tầng đã mãn tải, cần quy hoạch mới với thời kỳ quy hoạch dài hơn.
Hải Phòng là 1 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, thành phố cảng quan trọng, trung tâm công nghiệp, cảng biển, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ của Việt Nam.
Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển tổng hợp cấp quốc gia, lớn thứ 2 ở Việt Nam sau cảng Sài Gòn và lớn nhất miền Bắc, là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam nằm tại ba quận Hồng Bàng, Ngô Quyền và Hải An. Bên cạnh đó, cụm cảng Lạch Huyện đang được hoàn thiện sẽ mang một tầm vóc mới cho cảng biển Hải Phòng.
>> Đất nền ở tỉnh vẫn trong tình trạng 'kêu cứu', phải 'gồng' lỗ đến tận quý II/2025?
Siêu sân bay lớn nhất Việt Nam có chuyển biến mới
'Thần tốc' như Tổng Công ty 36: Xây 'bộ não' sân bay lớn nhất Việt Nam chỉ trong 600 ngày