Xã hội

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’

Dương Uyển Nhi 22/11/2024 - 00:23

Với tổng chi phí xây dựng lên đến 11 tỷ euro, đây là đường hầm xuyên núi dài, sâu và bằng phẳng đầu tiên trên thế giới, được xem như một kỳ quan kỹ thuật.

Dãy Alps, trải dài qua Thụy Sĩ và một số quốc gia châu Âu, là một trong những dãy núi hùng vĩ nhất thế giới, được mệnh danh là "nóc nhà của châu Âu". Tuy nhiên, trong nhiều thế kỷ, dãy núi này từng là rào cản lớn cho thương mại giữa Nam và Bắc châu Âu.

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 1
Dãy núi Alps được mệnh danh là "nóc nhà của châu Âu" (Ảnh: Internet)

Thụy Sĩ giữ vai trò trung tâm quan trọng trong giao thương khu vực, với hơn 4.000 xe tải hạng nặng di chuyển qua dãy Alps mỗi ngày. Trước đây, phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa qua đây là xe tải, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Sản lượng vận chuyển hàng hóa đã tăng từ 40 triệu tấn năm 1990 lên 90 triệu tấn vào năm 2001. Tuy nhiên, hoạt động giao thông nhộn nhịp này gây ra kẹt xe, ô nhiễm không khí và tai nạn giao thông trong khu vực.

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 2
Ngày khai trương hầm Gotthard Base
Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 3
Bên trong hầm Gotthard Base (Ảnh: Internet)

Vì lý do này, năm 1994, Thụy Sĩ tổ chức trưng cầu dân ý về việc chuyển đổi vận chuyển hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt. Kết quả, chính phủ quyết định đầu tư khoảng 10,3 tỷ USD để xây dựng đường hầm Gotthard Base, hiện là đường hầm dài nhất thế giới xuyên qua dãy Alps.

Dự án Gotthard Base được đánh giá là giải pháp quan trọng giúp giải quyết các vấn đề giao thông tại trung tâm châu Âu.

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 4
Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 5
Đường hầm đã được đưa vào sử dụng sau 40 năm chuẩn bị, 17 năm thi công (Ảnh: Internet)

Sau gần 40 năm chuẩn bị và gần 17 năm thi công liên tục, với sự tham gia của hơn 2.500 công nhân trong điều kiện làm việc khắc nghiệt, đường hầm Gotthard Base đã chính thức đi vào hoạt động. Trong quá trình xây dựng, các công nhân đã đào và di chuyển khoảng 13 triệu m3 núi đá, tương đương với khối lượng của 5 kim tự tháp Cheops ở Ai Cập.

Theo The Guardian, đường hầm xe lửa Gotthard Base dài 57km, nằm ở độ sâu 2,3km dưới dãy Alps, nối liền Bắc và Nam Âu. Với tổng chi phí xây dựng lên đến 11 tỷ euro (khoảng 295.000 tỷ đồng), đây là đường hầm xuyên núi dài, sâu và bằng phẳng đầu tiên trên thế giới, được xem như một kỳ quan kỹ thuật.

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 6
Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 7
Tổng kinh phí xây dựng là 11 tỷ euro (khoảng 295.000 tỷ) (Ảnh: Internet)

Hiện nay, các tàu khách trên tuyến đường hầm Gotthard Base đạt tốc độ lên đến 250 km/giờ, với hai chuyến mỗi giờ được vận hành linh hoạt để tối ưu hóa hướng đi. Tuyến đường sắt xuyên núi này không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển giữa Zurich và Lugano xuống 45 phút mà còn tạo thành hành lang Rhine-Alps, kết nối các cảng Rotterdam và Antwerp ở Hà Lan với trung tâm công nghiệp Đức, kéo dài đến cảng Genoa ở Ý.

Kết nối này giúp việc vận chuyển hành khách và hàng hóa trên khắp khu vực diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Đồng thời, Thụy Sĩ chuyển đổi phương thức vận chuyển từ đường bộ sang đường sắt, góp phần giảm thiểu đáng kể tai nạn giao thông liên quan đến xe tải và hạn chế tác động tiêu cực đến môi trường từ phương tiện hạng nặng.

Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’ - ảnh 8
(Ảnh: Internet)

Không chỉ là tuyến đường dài và sâu nhất thế giới, đường hầm Gotthard Base còn mang ý nghĩa biểu tượng trong việc thúc đẩy sự kết nối giữa các quốc gia châu Âu. Trong bối cảnh các phong trào dân tộc chủ nghĩa và chính sách đóng cửa biên giới ngày càng gia tăng, các nhà lãnh đạo châu Âu kỳ vọng rằng đường hầm này sẽ trở thành biểu tượng của sự đoàn kết, nhắc nhở rằng châu Âu luôn hướng tới việc phá bỏ rào cản và xích lại gần nhau hơn.

Tổng hợp

>> ‘Huy động’ gần 40.000 tỷ đồng cùng 330.000 tấn thép, xây dựng đường hầm 11km chạy xuyên hồ nước rộng 2.250km2

Hà Nội sẽ có đường sắt đô thị chạy thẳng đến sân bay

Đào 2,5 triệu m3 đất đá xuyên qua 3 ngọn núi: Xây dựng ‘siêu’ hầm đường bộ dài nhất thế giới, được trang bị dải rung lớn giúp ‘đánh thức’ tài xế nếu mất tập trung

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/gan-40-nam-chuan-bi-va-17-nam-thi-cong-lien-tuc-hon-2500-cong-nhan-xay-ham-duong-sat-dai-va-sau-nhat-the-gioi-dam-xuyen-qua-noc-nha-chau-au-130774.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gần 40 năm chuẩn bị và 17 năm thi công liên tục, hơn 2.500 công nhân xây hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, ‘đâm xuyên’ qua ‘nóc nhà châu Âu’
    POWERED BY ONECMS & INTECH