Xã hội

Gia đình đại tri thức hàng đầu VN, bố là Giáo sư huyền thoại, 8 người con đều nổi tiếng, vang danh vì học rộng tài cao

Linh Chi 08/05/2025 11:40

Nối tiếp truyền thống hiếu học của gia đình, các con của Giáo sư Dương Quảng Hàm đều tài năng xuất chúng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Giáo sư nức tiếng khắp vùng vì học rộng tài cao

Từ trước đến nay, Việt Nam có nhiều gia đình tri thức nổi tiếng học rộng tài cao. Trong đó, gia đình Giáo sư Dương Quảng Hàm được nhiều người đánh giá là gia đình đại tri thức hàng đầu Việt Nam bởi bố là giáo sư lừng danh, cả nhà ai cũng nổi tiếng.

Giáo sư Dương Quảng Hàm sinh ngày 14/7/1898, tại làng Phú Thị, xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Xuất thân trong một gia đình Nho học có truyền thống cách mạng, ông sớm thừa hưởng tinh thần yêu nước, kiên trung và luôn khát khao được đóng góp cho đất nước. Tuy nhiên, trước khi hoàn thành con đường học vấn, ông đã kết hôn với bà Trần Thị Vân.

Gia đình đại tri thức hàng đầu VN, bố là Giáo sư huyền thoại, 8 người con đều nổi tiếng, vang danh vì học rộng tài cao - ảnh 1
Chân dung Giáo sư Dương Quảng Hàm. Ảnh: Internet.

Bà Trần Thị Vân lớn hơn ông hai tuổi, là một người phụ nữ tài năng, thông minh và sắc sảo. Mặc dù gia đình theo truyền thống Nho học nhưng bà lại bộc lộ khả năng kinh doanh từ nhỏ. Lúc mới 8 tuổi, bà đã theo mẹ đi chợ và sớm biết cách làm ăn, buôn bán. Sau lễ cưới vào năm 1914, ông Dương Quảng Hàm lên Hà Nội học, còn bà Vân ở lại quê nhà tiếp tục công việc kinh doanh.

Năm 1920, Dương Quảng Hàm thi đỗ thủ khoa Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Lúc này, vợ ông đã chuyển lên Hà Nội, mua nhà tại 98B Hàng Bông, vừa là tổ ấm, vừa là nơi bà mở cửa hiệu Đông Phú. Sau khi tốt nghiệp, Dương Quảng Hàm bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Trường Bưởi (nay là Trường Chuyên Chu Văn An, Hà Nội), đồng thời soạn thảo các sách giáo khoa, tiêu biểu là tác phẩm "Quốc văn trích diễm", được biên soạn công phu.

Những công trình nghiên cứu của Giáo sư Dương Quảng Hàm không chỉ mang tính giáo dục và còn góp phần lưu giữ giá trị văn hóa lâu dài cho nền văn học Việt Nam. Loạt bộ sách như Trung học Việt văn giáo khoa thư hơn 1.000 trang đến nay vẫn là những tài liệu quan trọng về văn học sử Việt Nam. Đặc biệt, chính Giáo sư Dương Quảng Hàm là người đầu tiên xây dựng văn học sử Việt Nam bằng chữ quốc ngữ.

Sau Cách mạng Tháng Tám, ông được bổ nhiệm làm Tổng Thanh tra Trung học của Bộ Giáo dục. Đáng tiếc, ông hy sinh vào ngày 23/12/1946. Mãi đến 54 năm sau, vào ngày 5/7/2000, ông mới được truy điệu và công nhận là liệt sĩ.

Với tài năng xuất chúng của mình, Giáo sư Dương Quảng Hàm không chỉ được nhớ đến như một thầy giáo xuất sắc mà còn là người khởi xướng nhiều chương trình giáo dục quan trọng cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam.

Gia đình hiếu học

Nối tiếp truyền thống hiếu học của gia đình, các con của Giáo sư Dương Quảng Hàm đều tài năng xuất chúng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Con trai cả của ông là Dương Bá Bành, là học giỏi nhất nhà. Ông là một trong những bác sĩ đầu tiên của Trường Đại học Y Dược Hà Nội, và đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh trao bằng tốt nghiệp vào năm 1945. Trong những năm chiến tranh, bác sĩ Dương Bá Bành tham gia điều trị thương binh và nhân dân ở nhiều chiến trường, đặc biệt là trong thời kỳ Hà Nội bị tạm chiếm.

Gia đình đại tri thức hàng đầu VN, bố là Giáo sư huyền thoại, 8 người con đều nổi tiếng, vang danh vì học rộng tài cao - ảnh 2
Gia đình Giáo sư Dương Quảng Hàm năm 1944. Ảnh: Dân Việt.

Dương Thị Ngân là con gái thứ hai. Bà là một trong những phát thanh viên đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Một sự kiện đặc biệt là bà cùng chồng - ông Nguyễn Văn Nhất đã đọc bản "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên sóng phát thanh. Bà cũng là người đầu tiên đọc "Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến" của Bác Hồ.

Người con trai thứ ba Dương Trọng Bái, là một nhà giáo và giáo sư nổi tiếng. Ông là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và được bạn bè gọi là "Mô phạm truyền gia" vì đã tiếp nối sự nghiệp giảng dạy của cha.

Dương Thị Thoa hay còn được biết với tên Lê Thi là con gái thứ tư, là một nhà hoạt động cách mạng. Bà có vinh dự kéo cờ Tổ quốc trong lễ đọc "Tuyên ngôn độc lập" ngày 2/9/1945. Bà cũng có học vị giáo sư, tiến sĩ Triết học và là nguyên Viện trưởng Viện Triết học Việt Nam.

Dương Hồng - con trai thứ năm, là một nhà giáo, họa sĩ và tác giả của nhiều từ điển. Ông nổi tiếng trong việc tự soạn thảo các từ điển như Từ điển Pháp - Việt, Từ điển Sinh vật và các từ điển chuyên ngành khác.

Dương Thị Duyên là con gái thứ sáu. Bà là phóng viên của Việt Nam Thông tấn xã. Đáng chú ý, bà chính là phóng viên duy nhất của Việt Nam tham dự Hội nghị Paris về Việt Nam và là người thành thạo tiếng Pháp và tiếng Anh. Sau này, bà chuyển sang làm Trưởng ban Quốc tế của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Dương Thị Cương là con gái thứ bảy, là một bác sĩ, giáo sư và nguyên Trưởng Bộ môn Phụ sản tại Đại học Y Hà Nội. Bà còn là Giám đốc Bệnh viện C (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương).

Con trai út của giáo sư tên là Dương Tự Minh, tham gia cách mạng từ khi mới 13 tuổi và bị giam trong nhà tù Hỏa Lò hai lần. Sau này, ông cũng có những đóng góp quan trọng trong công tác Đoàn và là Giám đốc Khách sạn Hà Nội.

* Tổng hợp

>>Gia đình duy nhất cả nước có tới 4 nghệ sĩ cùng được lấy tên để đặt cho tên đường: Người là nhà viết kịch nổi tiếng, người được mệnh danh là ‘nữ hoàng' thơ tình Việt Nam

PGS.TS, nhà khảo cổ kiêm nhạc sĩ nổi tiếng, hậu duệ thuộc dòng họ tri thức danh giá bậc nhất Việt Nam vừa qua đời

Người đàn ông vừa lập kỷ lục về tài sản tại Việt Nam với 7,4 tỷ USD, vợ là Phó Chủ tịch tri thức, 2 con trai là CEO trẻ tuổi

Theo Thị trường tài chính
https://thitruongtaichinh.kinhtedothi.vn/kien-thuc/gia-dinh-dai-tri-thuc-hang-dau-vn-bo-la-giao-su-huyen-thoai-8-nguoi-con-deu-noi-tieng-vang-danh-vi-hoc-rong-tai-cao-141931.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Gia đình đại tri thức hàng đầu VN, bố là Giáo sư huyền thoại, 8 người con đều nổi tiếng, vang danh vì học rộng tài cao
    POWERED BY ONECMS & INTECH