Nhu cầu thép nội địa Trung Quốc yếu, dẫn đến lượng xuất khẩu thép cao hơn, có khả năng gây áp lực giảm giá thép trên toàn cầu.
Giá thép trên sàn giao dịch Thượng Hải
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 7 nhân dân tệ xuống mức 4.138 nhân dân tệ/tấn.
Giá thép giao kỳ hạn tháng 10/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải đứng ở mức 4.126 nhân dân tệ/tấn.
Các nhà phân tích tại Huatai Futures cho biết: "Sản lượng kim loại nóng vẫn có khả năng tăng trưởng hơn nữa trong ngắn hạn, hỗ trợ cho thị trường quặng thượng nguồn".
Họ cho biết thêm, lợi ích trong việc bổ sung nguyên liệu thô phụ thuộc vào nhu cầu thép thực sự hoạt động như thế nào và tỷ suất lợi nhuận thu hẹp do giá giảm sẽ tạo cơ hội cho giá quặng sắt tăng.
Mặc dù giá quặng sắt tiếp tục tăng mạnh trong tuần này, các nhà phân tích đã cảnh báo về những rủi ro giảm giá có thể xảy ra phía trước do các cơ quan quản lý có thể ra tay để kiềm chế tốc độ tăng giá nhanh chóng.
Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 vào thị trường Ấn Độ
Trong đó, lượng thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam đã tăng đáng kể những tháng vừa qua, chủ yếu do giá thép nhập khẩu thấp hơn đáng kể so với giá thép nội địa Ấn Độ.
Cụ thể, giá thép HRC nhập khẩu giao tại cảng Mumbai (Ấn Độ) trong tháng 2/2023 ở mức 49.000 Rupee/tấn (tương đương 596 USD/tấn). Trong khi đó, giá thép HRC của các hãng sản xuất thép Ấn Độ có mưcs 59.000 – 60.000 Rupee/tấn (giá giao tại nhà máy khu vực Mumbai).
Một thương nhân kinh doanh thép tại Mumbai cho biết giá thép HRC nhập khẩu giao hàng tại Mumbai hiện đã tăng lên mức 58.500 Rupee/tấn (tương đương 711,71 USD/tấn). Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn so với mức giá 59.500 Rupee/tấn (giá giao tại nhà máy) của các hãng sản xuất thép nội địa Ấn Độ, theo hãng S&P Global Market.
Dữ liệu sơ bộ của JPC cho thấy tổng lượng thép thành phẩm được Ấn Độ nhập khẩu trong giai đoạn từ tháng 4/2021 - tháng 2/2022 đạt 5,59 triệu tấn, tăng 29,5% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022 (từ tháng 3/2021 - tháng 3/2022). Trong đó, thép cuộn/dải cán nóng là loại thép được nước này nhập khẩu nhiều nhất, đạt 1,96 triệu tấn (chiếm 35% tổng lượng thép nhập khẩu).
Hàn Quốc hiện là quốc gia cung ứng thép lớn nhất cho Ấn Độ. Trong giai đoạn từ tháng 4/2021 – tháng 2/2022, Ấn Độ đã nhập khẩu 2,04 triệu tấn thép từ Hàn Quốc, tăng 9,7% so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022. Tiếp theo sau là Trung Quốc với 1,34 triệu tấn (tăng 71,4%) và Nhật Bản với 0,768 triệu tấn (tăng 22,8%).
Đáng chú ý, Nga và Việt Nam lần lượt nổi lên trở thành nhà xuất khẩu thép lớn thứ 4 và thứ 5 vào thị trường Ấn Độ. Trong đó, lượng thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Nga đạt 0,31 triệu tấn (tăng 6,1 lần) và từ Việt Nam đạt 0,286 triệu tấn (tăng hơn gấp 4 lần) so với cùng kỳ trong năm tài chính 2021/2022.
Phần lớn thép được Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam trong những tháng vừa qua là thép cuộn/dải cán nóng (0,177 triệu tấn). Đây là những mặt hàng mới mà Ấn Độ chưa nhập khẩu từ Việt Nam trong năm tài chính 2021/2022. Ngoài ra, phần lớn lượng tôn/tấm lợp mạ kẽm được Ấn Độ nhập khẩu là đến từ Việt Nam.
Bên cạnh đó, hãng nghiên cứu thị trường S&P Global Market (Hoa Kỳ) cho biết các nhà xuất khẩu thép Ấn Độ vốn có thế lợi thế trong việc chào bán thép cuộn HRC E350 và E450 nhưng hiện đã phải thu hẹp hoạt động này do giá thép cùng loại của Việt Nam và Nhật Bản ở mức cạnh tranh.
Công trình triển lãm Top 10 thế giới của Vingroup đã tiêu thụ 10.000 tấn thép Hòa Phát
Hòa Phát (HPG) cung cấp 10.000 tấn ống thép cho 'siêu dự án' lớn nhất Đông Nam Á của Vingroup