Việc làm

Giữ 'nghề mạt', nông dân một xã tại Thanh Hóa lên đời nhà lầu, xe hơi

Bảo Linh 11/04/2025 01:00

Không ồn ào như khu công nghiệp, không cần vốn lớn hay máy móc hiện đại, nghề truyền thống này vẫn đều đặn giúp hàng trăm hộ dân xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát tài.

Về Hoằng Thịnh hôm nay, không khó để bắt gặp những con đường bê tông rộng rãi, những căn nhà tầng khang trang mọc san sát. Xe máy, ô tô cá nhân xuất hiện dày đặc – một hình ảnh trái ngược hẳn với suy nghĩ về một làng quê thuần nông. Thứ đã tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này không gì khác ngoài nghề mây tre đan truyền thống.

Theo thống kê của UBND xã, toàn xã có khoảng 500 hộ gia đình, với hơn 1.300 lao động thường xuyên tham gia vào chuỗi công việc của làng nghề. Vào những tháng hè, lượng nhân lực có thể lên đến 2.000 người. Năm 2024, tổng doanh thu từ sản xuất mây tre đan tại Hoằng Thịnh đạt khoảng 120 tỷ đồng. Bình quân mỗi người dân làm nghề có thu nhập xấp xỉ 70 triệu đồng/năm – mức thu nhập cao so với mặt bằng chung khu vực nông thôn.

Ông Lê Trọng Phú, 54 tuổi, sống tại thôn Bắc Đoan Vỹ, là một trong những người gắn bó với nghề từ thời thơ ấu. Từng bị gán mác là "nghề mạt", nhưng chính ông là minh chứng rõ ràng cho khả năng làm giàu từ những sợi nan tre.

Trước kia người ta hay nói 'mạt làm nghề đan', nhưng bây giờ thì khác. “Một ký nguyên liệu vầu chỉ tầm 30.000 đồng, nhưng có thể làm ra nhiều sản phẩm bán được hơn 100.000 đồng. Vợ chồng tôi chỉ chẻ nan, thu gom hàng cũng có thể kiếm được khoảng 15 triệu mỗi tháng,” ông Phú chia sẻ.

Giữ 'nghề mạt', nông dân một xã tại Thanh Hóa lên đời nhà lầu, xe hơi
Mây tre đan từng bị coi là "nghề mạt". Ảnh minh họa

>> Nông dân Hải Phòng làm giàu lên từ loại đặc sản ‘tiến vua’, giá bán chạm ngưỡng 2 triệu/kg

Cơ sở sản xuất của gia đình ông không chỉ tạo việc làm cho các thành viên trong nhà mà còn thuê thêm lao động địa phương với mức lương 5-6 triệu đồng/người/tháng. Thu nhập ấy đủ để sống tốt ở nông thôn, thậm chí tích lũy để xây nhà, mua xe.

Khoảng 10 năm trở lại đây, người dân Hoằng Thịnh đã không còn giữ nghề cho riêng mình. Theo ông Lê Trọng Luyến (56 tuổi, cùng thôn), các hộ làng nghề đã chủ động chia sẻ bí quyết làm ăn với người dân ở những xã, huyện lân cận.

“Chúng tôi hướng dẫn họ cách chẻ nan, đan lát, cung cấp nguyên liệu tận nơi. Sau khi bà con hoàn thiện sản phẩm, chúng tôi sẽ đến thu mua và chuyển cho các đầu mối tiêu thụ. Mô hình cộng tác linh hoạt này giúp bà con ở nhiều nơi cùng phát triển”, ông Luyến cho biết.

Theo ông, để làm ra sản phẩm chất lượng, người thợ cần kỹ lưỡng từ khâu chọn nguyên liệu, chẻ nan đều tay, đến việc sấy khô, bảo quản. Đây không chỉ là lao động chân tay mà còn đòi hỏi sự tinh tế và kinh nghiệm lâu năm.

Giữ 'nghề mạt', nông dân một xã tại Thanh Hóa lên đời nhà lầu, xe hơi
Tuy nhiên, nghề này lại đang là sinh kế của hàng trăm hộ dân xã Hoằng Thịnh. Ảnh minh họa

>> Nông dân Lạng Sơn trồng hoa 8 cánh: Chứa tinh túy 'vô giá', nhà nào trồng cũng phát tài phát lộc

Không chỉ tiêu thụ trong nước, sản phẩm mây tre đan Hoằng Thịnh đã vươn ra thị trường quốc tế. Từ cuối những năm 1990, các mặt hàng như rổ, rá, sọt đựng hoa quả của làng nghề đã được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan với sản lượng lên đến hàng triệu chiếc mỗi năm.

Sự tinh xảo, bền chắc và giá cả hợp lý là những yếu tố khiến sản phẩm của Hoằng Thịnh được ưa chuộng trên thị trường quốc tế. Đây cũng là động lực để người dân không ngừng sáng tạo, cải tiến mẫu mã, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Điều đặc biệt ở Hoằng Thịnh là gần như mọi lứa tuổi đều có thể tham gia vào công việc mây tre đan. Từ những em nhỏ 10 tuổi đến các cụ ông, cụ bà gần 80 tuổi, ai cũng có thể kiếm được từ 4 đến 6 triệu đồng/tháng nhờ đan lát.

Những người khỏe mạnh, làm việc năng suất cao có thể thu nhập đến 500.000 đồng mỗi ngày. Điều này không chỉ giúp người dân nâng cao đời sống, mà còn góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc làng nghề truyền thống giữa thời đại công nghiệp hóa.

>> Nông dân ở Lạng Sơn trồng cây ‘kim cương đen’: Đem về giá trị 500 tỷ đồng/năm, nhà nào trồng là ‘phất lên’ trông thấy

Thu nhập bình quân của lao động quý I/2025 đạt 8,3 triệu đồng/tháng: Tăng hơn 700 nghìn đồng so với cùng kỳ năm ngoái

Tin vui: Người lao động nhận 490% lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2025, cao gấp 5 lần ngày thường

Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/giu-nghe-mat-nong-dan-mot-xa-tai-thanh-hoa-len-doi-nha-lau-xe-hoi-286304.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
    Đặc sắc
    Nổi bật Người quan sát
    Giữ 'nghề mạt', nông dân một xã tại Thanh Hóa lên đời nhà lầu, xe hơi
    POWERED BY ONECMS & INTECH