GlobalFoundries sẽ nhận được các khoản trợ cấp ưu đãi lớn từ chính quyền trong khuôn khổ Đạo luật Chips của Mỹ để xây dựng các cơ sở sản xuất mới nhằm ‘bảo đảm an ninh quốc gia’.
Trước tình trạng thiếu linh kiện bán dẫn ô tô ở đỉnh điểm, GlobalFoundries, nhà sản xuất chip lớn thứ ba thế giới, bắt đầu ký hợp đồng dài hạn với các nhà sản xuất ô tô và đối tác của họ, sử dụng khoản trả trước lớn từ khách hàng để tài trợ cho việc mở rộng năng lực sản xuất của chính mình.
Theo Reuters, nhà sản xuất chip GlobalFoundries của Mỹ, vốn được các cổ đông Ả Rập không tiếc tiền đầu tư, có cơ hội trang trải một phần chi phí mở rộng sản xuất tại Mỹ nhờ các khoản trợ cấp liên bang với tổng trị giá 1,5 tỷ USD trong khuôn khổ chương trình Đạo luật Chips được thông qua vào năm 2022. Hiện tại, đây là khoản trợ cấp lớn nhất được phân bổ trong khuôn khổ chương trình này.
Theo các điều khoản của thỏa thuận sơ bộ với Bộ Thương mại Mỹ, GlobalFoundries cũng sẽ nhận được các khoản vay ưu đãi lên tới 1,6 tỷ USD và tổng cộng các dự án này sẽ thu hút tới 12,5 tỷ USD đầu tư ở hai bang New York và Vermont.
>> Cho đăng ký SIM online, sở hữu quá 3 SIM phải ký hợp đồng
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhấn mạnh rằng những con chip sẽ do GlobalFoundries sản xuất tại các cơ sở mới ở Mỹ rất quan trọng đối với an ninh quốc gia.
Theo Bộ trưởng Gina Raimondo, cơ sở tương lai của GlobalFoundries ở bang New York sẽ sản xuất những con chip theo yêu cầu của ngành mà hiện chưa được sản xuất ở bất kỳ đâu tại Mỹ.
Trước đó, GlobalFoundries và General Motors đã công bố một thỏa thuận dài hạn về việc cung cấp chip ô tô. Sự hiện diện của các cổ đông lớn người Ả Rập cũng không thể ngăn cản GlobalFoundries ký kết các hợp đồng quốc phòng lớn ở Mỹ.
Trong khi đó, số phận nguồn vốn tài trợ cho các dự án của TSMC, Intel và Samsung sẽ được chính quyền Mỹ xem xét và đưa ra quyết định vào cuối tháng 3/2024.
(theo OL)
>> Con trai cựu CEO YouTube mất ở tuổi 19, nghi do sốc ma túy
Muốn gia nhập đế chế bán dẫn Nvidia, ứng viên cần vượt qua những ‘cửa ải’ khó nhằn nào?
Cú 'bắt tay' lịch sử của NVIDIA với Việt Nam khiến Thái Lan 'đứng ngồi không yên'