Gỡ khó, khơi thông cho "dòng chảy" tín dụng bất động sản

07-02-2023 10:32|Linh Nhi

Tín dụng là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với bất động sản (BĐS), tuy nhiên, tính chất ngắn hạn của nguồn vốn này có thể gây rủi ro lớn khi BĐS là lĩnh vực đầu tư dài hạn.

Tại "Hội nghị về tín dụng lĩnh vực BĐS, Vụ Tín dụng đã chia sẻ, thị trường bất động sản có vai trò hết sức quan trọng, gắn kết chặt chẽ với sự phát triển của nhiều ngành, lĩnh vực và sự ổn định kinh tế vĩ mô.

Qua theo dõi diễn biến trong năm 2022 cho thấy thị trường BĐS có nhiều biến động: Khoảng nửa đầu năm 2022, thị trường chứng kiến sự tăng trưởng nóng của một số phân khúc BĐS tại một số địa phương.

Tuy nhiên, nửa cuối năm 2022, thị trường lại có xu hướng ngược lại, các doanh nghiệp BĐS gặp khó khăn, thách thức, cơ cấu sản phẩm nhà ở không hợp lý dư thừa sản phẩm, phân khúc cao cấp trong khi thiếu nhà ở phù hợp với thu nhập của đại đa số người dân, đặc biệt nhà ở cho công nhân, nhà ở xã hội; nhiều dự án gặp khó khăn vướng mắc về thủ tục pháp lý về đất đai, đầu tư, quy hoạch...

Dòng vốn vào thị trưởng BĐS đến từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn tự có của doanh nghiệp, vốn ứng trước của người mua nhà, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn đầu tư trực tiếp từ nhà đầu tư nước ngoài và vốn tín dụng ngân hàng.

Theo Vụ Tín dụng, việc huy động vốn của doanh nghiệp BĐS qua thị trường chúng khoán và TPDN phát sinh sai phạm nên doanh nghiệp BĐS cũng gặp nhiều khó khăn khi huy động vốn qua kênh này.

Gỡ khó, khơi thông cho

Các giải pháp mà NHNN đã triển khai

Tín dụng là một trong những nguồn vốn quan trọng đối với bất động sản, tuy nhiên, tính chất ngắn hạn của nguồn vốn này có thể gây rủi ro lớn khi BĐS là lĩnh vực đầu tư dài hạn. Do đó, linh hoạt trong điều hành chính sách tín dụng là cần thiết để đảm bảo hướng dòng vốn vào đúng đối tượng, kiểm soát được rủi ro.

Đối với ngành ngân hàng, những diễn biến trên thị trường BĐS cũng như những khó khăn của doanh nghiệp BĐS có tác động trực tiếp đến chất lượng tin ổn định kinh tế vĩ mô.

Nhận thức được tầm quan trọng của thị trường BĐS dụng, đối với hoạt động ngân hàng, do đó trong thời gian qua thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường BĐS, tín dụng BĐS và điều hành CSTT, tín dụng với mục tiêu vừa đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, vừa góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đảm bảo sự phát triển lãnh mạnh, bền vững của thị trường BĐS.

Gỡ khó, khơi thông cho

Thứ nhất, NHNN đã điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đáp ứng các nhu cầu đầu tư, sở hữu bắt động sản, cải thiện chỗ ở, nơi làm việc, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Về chính sách lãi suất: NHNN điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường để ổn định thị trường tiền tệ, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ tăng trưởng hợp lý, đồng thời tạo điều kiện tiết kiệm giảm chi phí cho doanh nghiệp", người dân.

Về chính sách tín dụng: Điều hành chính sách tín dụng phù hợp với diễn biến thực tế, chỉ đạo TCTD nâng cao chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân, trong năm 2022, NHNN đã quyết định điều chỉnh chỉ tiêu tín dụng năm 2022 thêm khoảng 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các TCTD để cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Thứ hai, NHNN đã rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hành lang pháp lý để các TCTD thực hiện tốt vai trò cho vay, bảo lãnh trong đó có ban hành quy định về hoạt động bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; đồng thời cũng ban hành các quy định về tỷ lệ an toàn, các giới hạn tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD.

Thứ ba, NHNN đã chỉ đạo các TCTD tích cực triển khai các chương trình tín dụng về nhà ở như: NHNN đã dành khoảng 30.000 tỷ để giải ngân cho vay tái cấp vốn cho 17 NHTM thực hiện cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP, đây là chương trình tín dụng ưu đãi có quy mô lớn nhất trong thời gian qua và thời gian ưu đãi rất dài (trong 15 năm).

Ngoài ra, cho vay phát triển nhà ở xã hội theo Nghị định 100/2015/NĐ-CP, các chương trình cho vay nhà ở tại NHCSXH để giúp người có thu nhập thấp, người nghèo gặp khó khăn về nhà ở được cải thiện chỗ ở.

Gỡ khó, khơi thông cho

Thứ tư, NHNN ban hành thông tư hướng dẫn và chỉ đạo TCTD Nhà nước duy tri tiền gửi 2% tại NHCSXH góp phần ổn định nguồn vốn để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách, trong đó có các chương trình cho vay về nhà ở. Nguồn nhận tiền gửi 2% này của các TCTD Nhà nước tăng trưởng hàng năm và đến nay đạt 104,128 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 35% trên tổng nguồn vốn của NHCSXH.

Thứ năm, khi xảy ra đại dịch Covid19 ngành ngân hàng đã kịp thời triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn trong đó có khách hàng thuộc lĩnh động sản bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh như: quy định về chính vực bát sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm tạo điều kiện giúp khách hàng thời hạn trả nợ phù hợp với dòng tiền, tạo cơ sở để TCTD cho vay mới giúp khách hàng duy trì, phục hồi sản xuất - kinh doanh; giảm phí và dịch vụ thanh toán...;

Thứ sáu, NHNN phối hợp với các Bộ, ngành để hoàn thiện các quy định pháp lý như về đầu tư, kinh doanh bất động sản; về nhà ở, nhà ở xã hội...Phối hợp với các Bộ, ngành tham gia các Tổ công tác để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, phát triển nhà ở xã hội....

VNPAY Taxi nhận giải dịch vụ tin dùng Việt Nam năm 2023

MEATDeli được vinh danh Top 10 Sản phẩm - Dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2023

Kết nối ngân hàng-doanh nghiệp để khơi thông nguồn lực sản xuất kinh doanh

Bài thuộc chủ đề Ngân hàng
Theo Kiến thức Đầu tư
https://dautu.kinhtechungkhoan.vn/go-kho-khoi-thong-cho-dong-chay-tin-dung-bat-dong-san-168319.html
Bài liên quan
Đừng bỏ lỡ
Nổi bật Người quan sát
Gỡ khó, khơi thông cho "dòng chảy" tín dụng bất động sản
POWERED BY ONECMS & INTECH